8 thói quen tốt cho thận – Lưu ngay để chăm sóc thận!
Ngày nay, số ca mắc bệnh thận trên toàn cầu đang có xu hướng tăng mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố từ thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng như các yếu tố khác. Gánh nặng của bệnh tật đè nén lên con người với bao vấn đề phải lo toan. Để hạn chế tối đa cơ hội cho bệnh thận xuất hiện, mỗi người chúng ta cần biết cách bảo vệ thận cho chính mình và người thân trong gia đình.
1. Thận đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể?
Thận được biết đến là cơ quan bài tiết chính của hệ bài tiết. Thận nằm sát thành sau của bụng và năm ở hai bên cột sống, gần cơ thắt lưng chính. Vị trí thận phải nằm thấp hơn thận trái tầm khoảng 1 đốt sống.
Trong mỗi quả thận, có chứa khoảng 1,2 triệu nephron (đơn vị chức năng của thận). Chỉ cần có khoảng 25% tổng số nephron hoạt động bình thường thì đồng nghĩa với việc, chức năng của thận sẽ được đảm bảo. Nephron ở thận được chia làm hai loại: Đó là Nephron vỏ và Nephron cận tủy.
Thận được ví như là “nhà máy lọc và xử lý chất độc tự nhiên” đảm nhận chức năng loại bỏ các chất độc, chất lỏng dư thừa ra khỏi máu. Cụ thể, nhắc đến thận, chứng ta phải nhắc đến 4 chức năng quan trọng sau:
– Thứ nhất: Thận có chức năng lọc máu và chất thải. Tất cả lượng máu trong cơ thể sẽ được đi qua thận theo chu kỳ từ 20-25 lần/ngày. Những thành phần tốt trong máu sẽ được giữ lại để nuôi các cơ quan trong cơ thể. Những chất thải dư thừa sẽ được đưa xuống niệu quản và bài tiết ra ngoài dưới dạng nước tiểu.
– Thứ hai: Chức năng nội tiết của thận. Thận tham gia vào quá trình điều hòa huyết áp, tăng sản xuất hồng cầu ở tủy xương. Không chỉ thế, thận còn tham gia vào quá trình chuyển hóa vitamin D3, glucose.
– Thứ 3: Chức năng bài tiết nước tiểu của thận. Bài tiết nước tiểu có lẽ là chức năng mà hầu như ai cũng biết khi nhắc đến thận.
– Thứ 4: Ổn định, điều hòa thể tích máu. Thận có thể kiểm soát được khối lượng dịch ngoại bào thông qua việc bài tiết nước tiểu. Khi cơ thể bổ sung nhiều nước, lượng nước tiểu được thải ra ngoài cũng tăng lên. Và ngược lại.
2. Cách bảo vệ thận bằng 8 thói quen lành mạnh
Thói quen tốt cho thận là những thói quen lành mạnh, không chỉ giúp hạn chế, ngăn ngừa bệnh thận mà còn giúp cơ thể tràn đầy năng lượng, nâng cao khả năng làm việc. Dưới đây là 8 thói quen tốt cho thận mà bạn nên lưu ý và thực hiện mỗi ngày:
2.1 Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục là cách bảo vệ thận đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Bạn nên thường xuyên vận động cơ thể mỗi ngày với các bài tập hoặc bộ môn yêu thích.
2.2 Chế độ ăn lành mạnh
Ta cần ăn đủ các nhóm chất và giảm lượng muối trong khẩu phần. Hạn chế tiêu thụ các loại đồ hộp, đồ chế biến sẵn. Thay vào đó, tự mình chuẩn bị bữa ăn bằng các nguyên liệu tự nhiên và tươi ngon.
2.3 Uống đủ nước
Uống nước đầy đủ mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tùy theo thể trạng của cơ thể, thời tiết, cường độ luyện tập,… mà mỗi người cần một lượng nước khác nhau. Theo khuyến cáo, trung bình chúng ta cần khoảng 2 lít nước mỗi ngày trong điều kiện bình thường.
2.4 Thường xuyên kiểm tra huyết áp
Nếu đang bị tăng huyết áp đi kèm với bệnh tim mạch, đái tháo đường hay tăng cholesterol máu thì xác suất mắc bệnh thận là rất cao. Tuy nhiên, tăng huyết áp thường không thể xác định chính xác nếu không được kiểm tra bằng máy đo chuyên dụng. Những người thuộc tuổi trung niên trở đi nên kiểm tra và kiểm soát huyết áp để giảm nguy cơ mắc bệnh thận.
2.5 Thường xuyên kiểm tra đường huyết
Lượng đường huyết trong máu cao dẫn đến bệnh đái tháo đường và tổn thương thận. Khi xác định được lượng đường huyết và kiểm soát ở mức bình thường, ta sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh thận.
2.6 Không sử dụng chất kích thích
Các chất kích thích bao gồm: thuốc lá, thuốc lào, rượu, bia, các đồ uống có cồn,… Những chất này ảnh hưởng trực tiếp đế chức năng hoạt động bình thường của thận.
2.7 Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau
Việc tự ý sử dụng thuốc kháng viêm hoặc giảm đau thường xuyên không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể làm hại thận của bạn. Đặc biệt, nếu đang mắc bệnh thận hoặc chức năng thận đang bị suy giảm mà uống các loại thuốc trên thì chắc chắn sẽ khiến thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2.8 Đi kiểm tra thận nếu bạn có các yếu tố nguy cơ cao
Yếu tố nguy cơ cao bao gồm: người đang mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì hoặc người có tiền sử gia đình mắc bệnh thận. Với những người có một hoặc nhiều những yếu tố kể trên thì cần kiểm tra chức năng thận để đảm bảo phát hiện sớm và có phương hướng điều trị kịp thời.
3. TOP những thực phẩm tốt cho thận
“Ăn gì để thận khỏe?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những thực phẩm bảo vệ thận tốt nhất dưới đây nhé:
– Các loại rau củ: Súp lơ xanh, bắp cải, ớt chuông đỏ, hành tây, tỏi, củ cải, nấm hương,…
– Các loại trái cây: nho, việt quất, mâm xôi, dâu tây, táo, dứa,…
– Các loại đạm: các loại cá, lòng trắng trứng, các loại hạt ngũ cốc và hạt nguyên cám,…
4. Uống gì tốt cho thận của bạn?
Uống đủ nước là một trong những thói quen tốt cho thận nhưng uống nước lọc lại không mấy hấp dẫn. Bạn có thể cung cấp thêm lượng nước cơ thể cần thông qua các loại nước ép trái cây, rau củ, nước trà,… để đổi khẩu vị và bổ sung thêm dinh dưỡng. Các loại nước uống tốt cho thận gồm:
– Nước cam
– Nước chanh
– Nước dừa
– Nước ép táo
– Nước ép dứa
– Nước ép việt quất
– Nước ép củ cải đường
– Nước ép cà rốt
– Trà gừng
– Trà bồ công anh
Những thức uống bổ thận trên đây, bạn có thể sử dụng kết hợp hoặc lựa chọn cho mình loại thức uống hợp khẩu vị, sở thích trong số những thức uống trên để bổ sung cho cơ thể mỗi ngày nhé!
5. Những thực phẩm cực kì hại thận nên tránh
Ngoài bổ sung những thực phẩm, đồ uống tốt cho thận mà KAT VIỆT NAM vừa trình bày trên đây, bạn cũng nên tránh sử dụng các thực phẩm gây hại cho thận sau đây:
– Đường
– Muối
– Nước ngọt có ga
– Các thực phẩm giàu protein
– Đồ ăn vặt
– Thuốc giảm đau
– Chất cồn
– Cafein
– Viên uống bổ sung vitamin C
– Các sản phẩm làm sáng da
– Thịt đỏ
Tránh hoặc hạn chế sử dụng các thực phẩm hại thận chính là cách giúp bạn chủ động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của thận.
6. Các bài tập tốt cho thận, tăng cường chức năng thận
Sử dụng các bài tập trong việc chăm sóc sức khỏe thận đang cũng là một trong những thói quen tốt cho thận được rất nhiều người truyền tai nhau. Nhân cơ hội chia sẻ về cách bảo vệ thận này, KAT VIỆT NAM cũng xin phép gửi đến bạn một số bài tập tốt cho thận. Bạn có thể tìm hiểu và tham khảo nhé!
6.1. Bài tập chà sát hai vành tai
Hình dáng 2 quả tai giúp chúng ta hình dung về hình dáng 2 quả thận. Không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, mà trên thực tế, ở tai chứa nhiều huyệt dẫn đến thận. Việc thường xuyên xoa bóp, massage cho hai tai sẽ giúp bạn tăng cường được chức năng của thận, bảo vệ thận khỏe.
Cách làm:
– Hai tay cầm nhẹ vào hai vành tai
– Chà sát hai vành tai đến khi nóng lên
Với bài tập này, mỗi ngày bạn nên thực hiện từ 2-3 lần, mỗi lần tầm 15 đến 20 phút.
6.2. Bài tập bịt hai tai
Cách làm:
– Dùng hai tay bịt kín hai tai
– Thực hiện cách này 2-3 lần/ngày. Mỗi lần bịt giữ im khoảng 5-7 phút.
6.3. Massage gan bàn chân
Trên gan bàn chân có rất nhiều huyệt vị. Trong đó có huyệt Dũng Tuyền. Đây là huyệt liên quan mật thiết đến thận cũng như chức năng đào thải độc tố của thận.
Cách làm:
– Xác định vị trí huyệt Dũng Tuyền
– Dùng tay xoa bóp, massage nhẹ nhàng tại điểm huyệt và cả gan bàn chân
– Thực hiện trong vòng 15-20 phút. Kiên trì thực hiện 2-3 lần/ngày để giúp tăng cường chức năng của thận.
7. Kinh nghiệm điều trị, chăm sóc bệnh nhân suy thận
Suy thận khiến cho bệnh nhân cảm thấy vô cùng mệt mỏi và kén ăn. Theo thống kê, tại Việt Nam có đến 5 triệu bệnh nhân mắc chứng suy thận. Mỗi năm có hơn 8000 ca bệnh suy thận mới. Để chăm sóc và điều trị bệnh suy thận, người bệnh và người nhà cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề sau:
7.1 Chế độ ăn uống
Cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn về các loại thực phẩm bệnh nhân được phép ăn và được ăn hạn chế. Người bệnh nên bổ sung thực phẩm có chứa nhiều calo (như khoai, sắn, mật mía,…) ăn ít đạm, muối và kali, kiêng ăn đồ chua. Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin nhóm B.
7.2 Chế độ sinh hoạt
Người bệnh cần được nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức. Bên cạnh đó, cần có lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tâm lý lạc quan, vui tươi. Nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, chú ý vệ sinh răng miệng, rửa tay đúng cách.
7.3. Theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
Người nhà cần thường xuyên theo dõi bệnh nhân để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường thông qua:
– Cân nặng của bệnh nhân.
– Huyết áp, mạch, đường huyết
– Tần số thở
– Các dấu hiệu chán ăn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau dạ dày,…
– Tình trạng da
– Tình trạng nước tiểu.
Như vậy, có thể thấy rằng, thận đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể của chúng ta. Đừng để đến khi thận “kêu cứu” bạn mới bắt đầu lo lắng, chạy vạy ngược xuôi để tìm cách điều trị các chứng bệnh liên quan đến thận. Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe của thận bằng những thói quen tốt cho thận ngay từ hôm nay. Điều này không chỉ giúp bạn có được một quả thận khỏe mà còn giúp bạn có được một sức khỏe tốt, một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn hơn!
Nếu là nam giới, đang gặp các vấn đề về thận, bạn có thể tham khảo hai sản phẩm
Đây là hai sản phẩm bổ thận, tráng dương, hỗ trợ chăm sóc thận tối ưu đang được nhập khẩu và phân phối chính thức bởi KAT VIỆT NAM. Sản phẩm hiện đang có bán tại các Nhà thuốc lớn trên cả nước. Liên hệ ngay KAT VIỆT NAM TẠI ĐÂY để được chúng tôi tư vấn địa chỉ mua hàng gần bạn nhất!