Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Dinh dưỡng cho người bệnh suy thận
Bệnh suy thận có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những người đang gặp vấn đề về chức năng thận. Bài viết này, KAT VIỆT NAM sẽ giúp bạn hiểu tận tường về căn bệnh nguy hiểm khôn lường này.
Theo số liệu thống kê năm 2019: bệnh suy thận ở nước ta rơi vào khoảng 5 triệu người. Hiện nay, số ca bệnh mắc mới đang có chiều hướng ngày càng gia tăng. Đặc biệt, tỷ lệ bệnh nhân suy thận chuyển sang giai đoạn cuối chiếm đến 0,1% dân số. Bệnh suy thận bên cạnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tinh thần bệnh nhân còn khiến cho kinh tế nhiều gia đình kiệt quệ.
1. Bệnh suy thận là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến suy thận.
Thận là cơ quan nằm phía lưng dưới của con người, ở hai bên cột sống. Thận có vai trò ổn định thể dịch, bài tiết các chất dư thừa, bảo tồn hay loại thải các chất khác ra khỏi cơ thể.
Bệnh suy thận là bệnh lý thận bị mất chức năng hay không còn khả năng lọc chất thải từ máu ra khỏi cơ thể. Giai đoạn lúc này được xem là giai đoạn cuối của bệnh thận mạn tính. Trường hợp không được chạy thận, ghép thận, người bệnh khó có thể duy trì được sự sống.
Trong những năm trở lại đây, người mắc bệnh suy thận ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh suy thận được đánh giá là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đe dọa đến sức khỏe, tâm lý và tính mạng của người bệnh. Đồng thời cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề về sinh lý như: Yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm…
Các vấn đề sức khỏe ở thận được gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhận biết và xác định đúng nghuyên nhân để có giải pháp điều trị bệnh thận đúng cách, hiệu quả và an toàn:
– Cao huyết áp: Bệnh cao huyết áp sẽ khiến các mạch máu ở ở thận căng thẳng, ngăn chặn quá trình hoạt động của thận, dẫn đến suy thận.
– Bệnh đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2: Nếu máu có quá nhiều đường, cũng là nguyên nhân dẫn đến các bộ lọc trong thận bị hỏng.
– Cholesterol cao: Tình trạng cholesterol trong máu cao có thể khiến các cơ quan bài tiết, đặc biệt là thận gặp nhiều khó khăn trong hoạt động.
– Sinh hoạt thiếu khoa học: Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học cũng là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của bệnh suy thận. Theo đó, chế độ ăn uống quá nhiều muối, chất đạm, đường, dầu mỡ; hút thuốc lá, sử dụng rượu bia gây suy thận.
– Lạm dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc thiếu khoa học, không theo chỉ dẫn của các bác sĩ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận.
– Các bệnh nhiễm trùng: Các bệnh lý nhiễm trùng cũng là một trong những thủ phạm gây nên bệnh suy thận.
2. Dấu hiệu suy thận ở giai đoạn đầu
Các triệu chứng suy thận giai đoạn đầu khá mơ hồ và có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu tâm đến các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu bên dưới:
– Tiểu tiện bất thường
Nếu nước tiểu thường xuyên xuất hiện các dấu hiệu như nhiều bọt, lẫn máu, màu nhợt nhạt/ tối, số lần đi tiểu, mực nước tiểu ít/ nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, xuất hiện tiểu đêm nhiều lần, cảm giác căng tức, khó chịu khi tiểu cũng là một dấu hiệu quan trọng của suy giảm chức năng thận.
– Phù nề cơ thể
Khi thận không hoạt động đúng như vai trò của mình, chất thải độc hại không được đào thải ra bên ngoài, dẫn đến tích nước, gây phù nề cho cơ thể.
– Cơ thể nổi mẩn ngứa, phát ban như dị ứng
Các chất thải trong máu không được đào thải ra bên ngoài do thận suy yếu dẫn đến ngứa toàn thân, nổi mẩn như dị ứng.
– Cảm giác buồn nôn, chán ăn
Thận bị suy giảm chức năng khiến bạn cảm thấy chán ăn, sa sút tinh thần và bắt đầu giảm cân. Đồng thời, bạn không thể tránh khỏi những cơn buồn nôn và nôn ra hết các chất đã tiếp nạp vào cơ thể. Thậm chí, bạn còn cảm nhận được mùi kim loại trong miệng hay mùi amoniac trong hơi thở.
– Cảm giác khó thở, cơ thể mệt mỏi, uể oải
Suy thận có thể gây khó thở do thiếu máu hoặc chất lỏng dư thừa tích tụ trong phổi. Khi thiếu oxy sẽ khiến bạn mỏi mệt, lả đi và mụ mẫm đầu óc.
– Cảm thấy chóng mặt, ớn lạnh và không tập trung
Dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý phổ biến khác. Chính vì suy thận gây thiếu máu nên dẫn đến triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau lưng mà mất tập trung.
3. Bệnh suy thận có nguy hiểm không?
Bệnh suy thận mạn tính ảnh hưởng đến phần lớn các bộ phận trên cơ thể. Các biến chứng của suy thận có thể liệt kê như bên dưới:
– Khiến phổi giữ nước, huyết áp cao và xuất hiện dịch trong phổi
– Đột ngột tăng nồng độ kali trong máu, có khả năng làm giảm hoạt động của tim và thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.
– Gây bệnh tim và mạch máu
– Khiến cho xương yếu dần, tăng khả năng loãng xương, dễ gãy xương
– Giảm các chức năng tình dục, rối loạn cương dương và giảm khả năng sinh sản
– Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, khó tập trung, thay đổi tính cách, xuất hiện co giật
– Bệnh nhân suy thận lọc máu định kỳ 3 tuần/lần có thể sống được 5 – 10 năm, nhiều trường hợp kéo dài 20 – 30 năm. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong sau 1-2 tháng kể từ ngày phát hiện bệnh suy thận giai đoạn cuối và chữa trị. Với bệnh nhân đã ghép thận không còn phải đến bệnh viện lọc máu nữa.
4. Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Dinh dưỡng dành cho người bị suy thận
Người bệnh suy thận nên ăn gì? và Người bệnh suy thận kiêng ăn gì? là hai câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Những nguyên tắc dinh dưỡng bên dưới cần được lưu ý đối với bệnh nhân bị suy thận:
– Giảm chất đạm trong bữa ăn hàng ngày
Người bị suy thân nên giảm ăn thực phẩm có thành phần đạm như thịt, cá, trứng, sữa, gạo, đậu đỗ, giá đỗ, rau ngót… Đồng thời, kiêng nội tạng động vật, đồ nướng, chiên, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
– Cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận
Hạn chế các chất đạm từ động vật và sử dụng ngũ cốc đạm thay thế. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại củ chứa tinh bột như khoai lang, khoai sọ, bột sắn dây…
Người bị suy thận nên tiêu thụ chất đường bằng cách dùng mía, mật ong, trái cây ngọt, uống sữa… Nên bổ sung chất béo từ thực vật như dầu oliu, dầu lạc…
– Hạn chế sử dụng nhiều muối trong khẩu phần ăn hàng ngày
Bệnh nhân cần có thói quen ăn nhạt, hạn chế dùng muối, mì chính, tránh bị phù. Ngoài ram bệnh nhân cần tránh các món ăn nhiều muối như: dưa muối, cà muối, thịt, cá kho mặn.
– Hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa chất kali
Rau và trái cây chứa nhiều chất kali, người bệnh chỉ nên sử dụng 2-4 gram mỗi ngày.
– Chú ý đến lượng nước uống hàng ngày
Thông thường, người bệnh suy thận chỉ nên uống từ 300ml đến 500ml nước. Đặc biệt, không nên sử dụng các chất kích thích như rượu chè, cà phê, đồ uống có ga.
5. Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Người bệnh suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Như đã biết, bệnh suy thận chia ra thành 5 giai đoạn. Mỗi giai đoạn mức độ nguy hiểm tăng dần:
– Suy thận nhẹ: Suy thận độ 1 và độ 2: Đây là 2 cấp độ ban đầu của bệnh suy thận mạn. Ở hai giai đoạn này, bệnh có thể điều trị được, tỷ lệ khỏi bệnh có thể đạt đến 90%.
– Suy thận giai đoạn 3: Đây được đánh giá là giai đoạn tương đối nguy hiểm. Việc điều trị bệnh có thể trở nên khó khăn hơn hai giai đoạn đầu. Lúc này, thận đã bị tổn thương nặng và có thể diễn biến rất nhanh.
– Suy thận giai đoạn 4: Đây là cấp độ gần cuối của bệnh suy thận, cũng là cấp độ rất nguy hiểm. Lúc này cầu thận hoạt động trở nên yếu hẳn và mất dần các chức năng.
– Suy thận giai đoạn 5: Đây là suy thận giai đoạn cuối. Nếu người bệnh bước đến giai đoạn này thì đồng nghĩa với tuổi thọ của bệnh rất ngắn. Nếu như không áp dụng các biện pháp thay thế hoặc hỗ trợ điều trị thì có thể sẽ dẫn đến biến chứng tử vong diễn biến rất nhanh. Theo đó, tùy vào từng tình trạng diễn tiến của bệnh, mà với người suy thận giai đoạn cuối, bác sĩ thường chỉ định lọc máu 2-4 lần/tuần. Nếu trường hợp được ghép thận tương thích, có thể kéo dài tuổi thọ từ 3-5 năm. Cũng có nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ sống thêm được 10-15 năm tùy vào chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập.
Bệnh suy thận có nguy hiểm không sẽ thật sự đáng sợ nếu người bệnh chuyển sang suy thận giai đoạn cuối. Suy thận giai đoạn cuối là điều mà không người bệnh nào muốn đối diện. Tuy nhiên, nếu chẳng may căn bệnh này đã vô tình ập đến với bạn. Bạn cũng đừng bi quan, hãy luôn lạc quan và áp dụng liệu trình điều trị của bác sĩ. Đồng thời xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt, luyện tập hợp lý, KAT VIỆT NAM tin chắc rằng, bạn sẽ có thể cải thiện được tuổi thọ một phần nào đó đấy.
6. Cách điều trị bệnh suy thận tại nhà
Đối với bệnh suy thận ở giai đoạn nhẹ, bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau để hỗ trợ điều trị bệnh suy thận.
Điều trị bệnh suy thận tại đủ đủ xanh
Trong thành phần của đu đủ có chứa khoảng 90% nước, 13% đường cùng nhiều vitamin, vi lượng, chất béo hữu cơ có lợi cho cơ thể. Theo Đông y, đu đủ có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giải độc… Chính bởi những công dụng này, nhiều người dùng đu đủ như một bài thuốc nam để chữa trị bệnh thận.
Chuẩn bị:
+ 1 quả đu đủ xanh
+ 1 chút muối tinh
Cách thực hiện:
+ Ngâm muối đu đủ, rửa sạch. Sau đó gọt vỏ, bổ đôi rồi bỏ hạt bên trong.
+ Cho một ít muối tinh vào trong lòng trái đu đủ. Sau đó hấp cách thủy khoảng chừng 30 phút
+ Khi đu đủ đã mềm, bạn để nguội bớt rồi dùng muỗng múc ăn.
+ Mỗi ngày nên ăn 2 lần, mỗi lần nửa quả và kiên trì trong vòng từ 10-15 ngày, triệu chứng bệnh suy thận sẽ được cải thiện rõ rệt.
Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Trị bệnh suy thận bằng ngò om
Ngò om được gọi là ngổ thơm, rau om. Trong Đông y, ngò om là loại thảo dược có vị cay, tính mát. Rễ của cây ngò om có tác dụng bồi bổ thận, tăng cường chức năng của thận, thanh nhiệt giải độc. Dùng thận để chữa bệnh là một trong những cách được rất nhiều người áp dụng.
Chuẩn bị:
Ngò om tươi khoảng 30g
Cách thực hiện:
+ Lấy ngò om tươi đem ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó rửa thật sạch rồi để ráo nước.
+ Cho ngò om và cối sau đó giã nát và vắt lấy nước cốt.
+ Dùng nước ngò om pha với một ít nước ấm rồi đem chia thành 2 phần.
+ Dùng nước này uống 2 lần/ngày sáng và tối.
Mong rằng những chia sẻ về bệnh suy thận mà KAT VIỆT NAM vừa trình bày trên đây sẽ giúp bạn trang bị những thông tin cần thiết nhất để chăm sóc sức khỏe của chính mình và những người than yêu. Hãy cùng KAT VIỆT NAM chăm sóc một quả thận khỏe mạnh bạn nhé!