Hướng dẫn cách chăm sóc tim mạch chi tiết cho mọi nhà

Bệnh tim mạch là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong cao của dân số thế giới. Để có thể duy trì cơ thể khỏe mạnh, mỗi người cần phải biết cách chăm sóc tim mạch đúng cách cho chính mình và người thân trong gia đình. Cùng chúng tôi tìm hiểu hướng dẫn chi tiết trong bài viết này.

1. Bệnh tim mạch là gì? Có nguy hiểm không?

Trái tim và mạch máu tạo nên hệ tuần hoàn – là một bộ phận quan trọng có tác dụng điều tiết máu lưu thông khắp cơ thể. Bệnh tim mạch chính là tên gọi chung để chỉ các bệnh liên quan đến tim và sự hoạt động của mạch máu. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính, và ở khắp mọi các vùng miền.

Bệnh tim mạch là một trong những tác nhân gây tử vong hàng đầu trên khắp thế giới – nhiều hơn cả ung thư. Trong đó, có tới 85% nguyên nhân là do đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Chính vì vậy, đây là bệnh nguy hiểm và cần được phòng tránh, phát hiện và chữa trị kịp thời.

Bệnh tim mạch là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, de dọa tính mạng
Bệnh tim mạch là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, de dọa tính mạng

1.1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch. Trong đó, chủ yếu là các nguyên nhân xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày sai cách, thiếu khoa học:

– Do ít vận động, ít tham gia các hoạt động thể dục thể thao

– Do hút thuốc lá, uống rượu bia

– Do thừa cân, béo phì

– Do chế độ ăn uống nhiều muối (ăn mặn), chất béo và cholesterol

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch

– Do stress, căng thẳng kéo dài

– Do vận động, lao động quá sức, mang vác vật quá nặng

– Cáo huyết áp, tăng huyết áp – Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành, mạch máu não, nguy hiểm nhất là chứng đột quỵ.

– Người bị bệnh tiểu đường – Những người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Ngoài những nguyên nhân trên thì bệnh tim mạch còn được gây ra bởi yếu tố di truyền. Nếu gia đình có người mắc bệnh tim thì có thể sẽ có tính di truyền sang thế hệ con, cháu…

1.2. Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tim mạch

Với những dấu hiệu dưới đây, bạn hãy cảnh giác, vì rất có thể, bạn đã, đang mắc các chứng bệnh tim mạch:

– Bị khó thở, đặc biệt là khi nằm xuống

– Cảm giác đau tức ngực bất thường. Đột ngột hoặc kéo dài.

– Ho dai dẳng hoặc ho khò khè không hết

– Chán ăn, biếng ăn

– Chóng mặt, nhức đầu khi thay đổi tư thế

– Đổ nhiều mồ hôi

– Nhịp tim bất thường

– Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu bất thường

Đau đầu, chóng mặt là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh tim mạch
Đau đầu, chóng mặt là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh tim mạch

– Ngất xỉu và mất ý thức

– Thường xuyên mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày

– Đi tiểu nhiều lần

Khi nhận thấy những dấu hiệu trên đây, bạn hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra cho bạn lời khuyên tốt nhất.

2. Cách chăm sóc tim mạch thông qua lối sống khoa học

Để có thể hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, chúng ta cần thay đổi thói quen sống hàng ngày của mình ngay từ bây giờ. Thói quen sống này bao gồm nhiều khía cạnh từ chế độ ăn uống, luyện tập thể dụng, thói quen sinh hoạt cho đến đời sống tinh thần.

2.1. Cách chăm sóc tim mạch qua chế độ ăn uống

Chúng ta nên xây dựng các bữa ăn trong ngày theo hướng thuần tự nhiên, hạn chế tối đa các loại thực phẩm đóng hộp hay chế biến sẵn. Các món ăn cần đảm bảo cân đối lượng chất đạm, chất xơ, tinh bột và chất béo. Nên hạn chế sử dụng muối, đường, dầu mỡ khi chế biến.

Dưới đây là 10 thực phẩm tốt cho tim mạch mà bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày:

– Các loại cá, đặc biệt là cá hồi.

– Yến mạch

– Các loại quả mọng như: việt quất, dâu tây, nam việt quất,…

– Sô cô la đen

– Khoai tây

– Cà chua

– Các loại rau có màu xanh đậm: rau chân vịt, cải xoăn, súp lơ xanh,…

Các loại rau màu xanh được xếp vào nhóm thực phẩm tốt cho tim mạch
Các loại rau màu xanh được xếp vào nhóm thực phẩm tốt cho tim mạch

– Các loại trái cây họ cam quýt: cam, chanh, bưởi, bưởi chùm, quýt, quất ngọt,…

– Lựu

– Các loại hạt: óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ cười, hạt phỉ, hạt thông,…

2.2. Chế độ luyện tập thể dục

Chăm sóc tim mạch bằng chế độ luyện tập thường xuyên là điều vô cùng tuyệt vời. Bạn nên tạo dựng thói quen này với các bộ môn mình yêu thích. Đó có thể đơn giản chỉ là chạy bộ, đi bộ, yoga, hoặc có thể đến phòng gym hay các câu lạc bộ thể hình.

Với những người có công việc bận rộn, bạn hãy để cơ thể vận động bằng cách: đi bộ bằng cầu thang thay vì thang máy, thực hiện vài động tác trong lúc nghỉ ngơi,…

2.3. Thói quen sống khoa học là cách chăm sóc tim mạch hiệu quả

Bạn cần tạo cho mình một lối sống tích cực và khoa học. Nên phân bổ thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ từ 6 đến 8 tiếng trong ngày. Bên cạnh đó, hãy luôn giữ thái độ lạc quan, tích cực; hạn chế tình trạng stress, lo âu, buồn bã.

Chúng ta cũng nên duy trì việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho mình và gia đình. Đồng thời, nên quan tâm đến những vấn đề bất thường của trái tim và cơ thể để mau chóng phát hiện và xử lý kịp thời.

3. Lời khuyên cho bệnh nhân tim mạch

Bệnh tim mạch là một căn bệnh tai quái không ai muốn mình mắc phải. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng căn bệnh này sẽ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống nếu chúng ta biết cách ngăn ngừa. Những lời khuyên từ chuyên gia dưới đây sẽ là chìa khóa để bạn vui sống mỗi ngày:

3.1 Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Đối với bệnh tim mạch, chúng ta cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ để điều trị hiệu quả. Bệnh nhân cần ghi nhớ và uống đủ các loại thuốc, theo đúng khung giờ quy định.

3.2 Thường xuyên kiểm tra cân nặng, huyết áp, đường huyết

Chúng ta cần theo dõi cân nặng, huyết áp và đường huyết của cơ thể để mau chóng phát hiện các dấu hiệu bất thường. Thêm vào đó, nếu các chỉ số ở mức bình thường thì bạn cũng phần nào an tâm và tự tin hơn khi làm việc, học tập.

3.3 Về chế độ vận động

Mắc bệnh tim mạch không có nghĩa là bạn phải hạn chế mọi hoạt động thể lực. Ngược lại, vận động nhẹ nhàng, phù hợp sẽ khiến cơ thể dẻo dai khỏe khoắn hơn. Cách chăm sóc tim mạch đúng chính là luyện tập nhẹ nhàng trong khoảng 30 phút mỗi ngày.

3.4 Chú ý về giấc ngủ là cách chăm sóc tim mạch cần để tâm

Giấc ngủ có vai trò quan trọng với sức khỏe. Khi chất lượng giấc ngủ tốt, cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục nhanh chóng, tinh thần sảng khoái hơn. Với người mắc bệnh tim mạch, điều này lại càng quan trọng. Chúng ta có thể cải thiện giấc ngủ bằng một số cách sau:

– Tạo khung giờ đi ngủ khoa học và thực hiện mỗi ngày, kể cả ngày nghỉ.

– Giữ cho phòng thoáng mát, chăn nệm, gối thoải mái. Nên sử dụng loại gối đặc biệt để giảm tối đa triệu chứng ngưng thở trong khi ngủ.

– Mặc quần áo thoải mái.

– Giữ cho phòng tối và tránh đi ngủ gần thời gian ngủ cố định.

Quan tâm đến giấc ngủ để chăm sóc tim mạch tốt hơn
Quan tâm đến giấc ngủ để chăm sóc tim mạch tốt hơn

4. TOP 3 bài tập thể dục tốt cho tim mạch – Hãy áp dụng ngay!

Để có một trái tim khỏe mạnh, ngoài chế độ ăn uống thì luyện tập đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Theo nhiều nghiên cứu, phương pháp tập thể dục này cho thấy hiệu quả rõ rệt, đặc biệt ở đối tượng người cao tuổi.

4.1. Lợi ích của các bài tập trong quá trình điều trị bệnh tim mạch

Việc tập luyện thể dục thể thao đều đặn, đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Cụ thể như:

– Giúp làm thuyên giảm các dấu hiệu bệnh tim

– Ổn định, điều hòa huyết áp ở mức bình thường

– Duy trì được khả năng linh hoạt của cơ thể

– Cải thiện chỉ số cholesterol

– Nâng cao quá trình trao đổi chất

– Bồi dưỡng, chăm sóc được sức khỏe tinh thần. Từ đó, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tim mạch.

4.2. Các bài tập thể dục tốt cho tim mạch

Cách chăm sóc tim mạch qua các bài tập Yoga

Yoga được biết đến là một trong những bộ môn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch cực kỳ hiệu quả. Bằng chứng là Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo chúng ta (những người dù đang mắc bệnh tim mạch hoặc chưa bị bệnh tim mạch) nên dành ra 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/tuần để luyện tập Yoga.

Yoga là một trong những bài tập thể dục cực tốt cho sức khỏe tim mạch
Yoga là một trong những bài tập thể dục cực tốt cho sức khỏe tim mạch

Chạy bộ nhẹ nhàng

Chạy bộ nhẹ nhàng là một trong những bài tập thể dục tốt cho tim mạch. Toàn bộ cơ thể sẽ chuyển động theo từng bước chạy. Nếu bạn mới bắt đầu chạy bộ, hãy tập đi bộ: Cứ luân phiên đều đặn 5 phút đi bộ – 2 phút chạy bộ. Sau đó, bạn tăng dần thời gian chạy bộ, đến một lúc nào đó, bạn sẽ chạy bộ toàn thời gian mà không cần phải đi bộ.

Đối với bài tập chạy bộ, mỗi ngày bạn có thể chạy từ 30-45 phút.

Bài tập đạp xe

Đạp xe cũng là một trong những bí quyết giúp bạn có được một trái tim khỏe mạnh. Theo nghiên cứu từ Hiệp Hoa Y Khoa Anh, việc đi xe đạp thường xuyên giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ lên tới 50%.

5. Hướng dẫn cách sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim tại nhà

Nhồi máu cơ tim là một trong những chứng bệnh tim mạch phổ biến hiện nay. Nếu như không cấp cứu kịp thời, đúng cách, chỉ cần chậm vài giây, là người bệnh rất có thể khó sống sót. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp người nhà và bản thân bệnh nhân tự trang bị để có thể chủ động hơn khi gặp tình trạng nhồi máu cơ tim.

5.1. Đối với bản thân bệnh nhân

– Dừng ngay công việc đang làm

– Ngồi nghỉ ngơi hoặc nằm theo tư thế nửa nằm ngửa, nửa ngồi (Co đầu gối lại, nằm nghiêng một góc khoảng 75 độ so với mặt đất).

– Buông lỏng phần hai cánh tay vai. Hít thở nhẹ nhàng

– Cởi bỏ bớt áo khoác ngoài, nới rộng cà vạt, khoăn choàng (nếu có).

– Nên dùng ngay viên ngậm dưới lưỡi Nitroglycerin do bác sĩ kê toa trước đó.

– Nhờ người gọi xe cấp cứu hoặc nhờ đưa đến bệnh viện. (Không nên để quá 15 phút)

5.2. Đối với người nhà bệnh nhân

Trong trường hợp người bệnh còn tỉnh:

– Nếu phát hiện bệnh nhân còn tỉnh thì để bệnh nhân ở tư thế nửa nằm ngửa, nửa ngồi. Tránh tụ tập quá đông người, tránh ồn ào, tránh nói to, tránh hỏi quá nhiều.

– Nếu trong đơn thuốc bác sĩ kê hàng ngày có nitroglycerin hoặc aspirin thì hãy cho bệnh nhân uống theo hướng dẫn.

Trong trường hợp người bệnh bất tỉnh: Nếu người bệnh bất tỉnh, bạn sẽ tiến hành thực hiện Hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực.

+ Ép tim lồng ngực: Đặt người bệnh nằm trên một mặt phẳng. Sau đó, quỳ gối phía bên trái người bệnh. Chồng hai bàn tay lên nhau và đặt vào vị trí trước tim người bệnh. Vị trí tim sẽ nằm ở khoảng giữa 2 núm vú – khoang liên xường 4-5 bên trái, ngay trên phần xương ức. Dùng toàn bộ lực ép thật mạnh và sâu xuống khoảng 1 phần 3 lồng ngực. Lặp lại động tác này liên tục khoảng 60 lần/phút để tăng khả năng co bóp tim.

Ép tim lồng ngực để sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim
Ép tim lồng ngực để sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim

+ Hô hấp nhân tạo: Đặt người bệnh ở nơi thoáng đáng. Trước khi hô hấp nhân tạo cần kiểm tra dị vật trong miệng. Kê cao cổ bệnh nhân, để phần đầu hơi ngửa ra phía sau. Tiếp đó, bạn bịt phần mũi người bệnh và dùng miệng lấy hơi, thổi vào miệng của người bệnh.

Các kỹ thuật sơ cứu này khuyến cáo chỉ áp dụng trong trường hợp bạn biết rõ và thành thạo kỹ thuật. Tuyệt đối không được làm máy móc. Vì rất có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng của bệnh nhân.

Sức khỏe tim mạch đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Vì vậy, bạn đừng xem thường hoặc chủ quan trong việc chăm sóc sức khỏe tim mạch. Nếu bạn muốn có một trái tim khỏe, một hệ tim mạch khỏe mạnh, ngoài việc lưu ngay lại bài viết ở trên, thăm khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm, thì cũng đừng quên liên hệ KAT VIỆT NAM, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn bí quyết chăm sóc sức khỏe tim mạch tại nhà An toàn – Hiệu quả.

Hiện nay trên thị trường cũng đang có bán một số sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tim mạch từ thiên nhiên. Và được xem là cách chăm sóc tim mạch hiệu quả, an toàn. Trong số đó Organika Cholesterol cũng được xếp vào top những sản phẩm tốt cho tim mạch được ưa chuộng! Nếu bạn quan tâm, có thể tham khảo thêm TẠI ĐÂY!