Bệnh tiêu chảy nên ăn gì? Đâu là cách cầm tiêu chảy nhanh nhất?

Bệnh tiêu chảy là một trong những loại bệnh rối loạn tiêu hóa rất phổ biến hiện nay. Hầu như mỗi người trong số chúng ta đều mắc phải tiêu chảy hàng năm. Tiêu chảy có thể kéo dài vài ngày và tự khỏi. Tuy nhiên, nếu nó kéo dài hơn mà không dứt có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Mặc dù vậy, rất nhiều người đang “ngó lơ” và chủ quan về bệnh. Bài viết dưới đây, KAT VIỆT NAM sẽ gửi đến bạn những giải đáp chi tiết nhất. Mong rằng sẽ là một hành trang để bạn có thể chủ động phòng ngừa và xử lý khi bị tiêu chảy.

1. Tiêu chảy là bệnh gì? Bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Tiêu chảy có thể hiểu là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng với tần suất từ 3 lần trở lên trong một ngày. Tiêu chảy có thể kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, khoảng 1-2 ngày và sau đó tự khỏi, còn được gọi là tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp thường xảy ra phổ biến ở trẻ em. Nguyên nhân tiêu chảy cấp có thể đến từ thực phẩm bẩn, sử dụng nước bị ô nhiễm, hoặc trẻ bị nhiễm vi rút.

Nếu tiêu chảy kéo dài lâu hơn, đây là biểu hiện của bệnh tiêu chảy trầm trọng mà bạn cần quan tâm. Trường hợp tiêu chảy kéo dài đến 4 tuần, lúc này được gọi là tiêu chảy mãn tính. Các triệu chứng của tiêu chảy mãn tính có thể xuất hiện liên tục hoặc ngắt quãng từ 4 tuần trở lên.

Tiêu chảy là một trong những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
Tiêu chảy là một trong những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

Tiêu chảy là căn bệnh được đánh giá là “sát thủ” gây tử vong hàng đầu. CDC Hoa Kỳ khuyến cáo: “Tiêu chảy giết chết nhiều trẻ em hơn cả sốt rét, sởi và AIDS cộng lại”.

+ Tiêu chảy kéo dài có thể xuất hiện từ 1 tuần, thậm chí từ 3-4 tuần. Nếu chủ quan, điều trị trễ, có thể khiến trẻ rơi vào hôn mê, suy kiệt, suy dinh dưỡng, gây trụy mạch, ảnh hưởng đến sức khỏe, mất nước.

+ Gây hăm loét, lở loét ở vùng quanh hậu môn

+ Gây suy dinh dưỡng và chậm tăng trưởng ở trẻ em

+ Nếu không điều trị tiêu chảy kịp thời, người bệnh có thể bị co giật, tổn thương đến não, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

2. Bệnh tiêu chảy nên ăn gì? Thực phẩm tốt cho người bệnh tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy mà ăn phải các loại thực phẩm khó tiêu sẽ khó hấp thụ chất dinh dưỡng. Từ đó, càng làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Các loại thực phẩm sau đây được khuyên là phù hợp dành cho bệnh nhân tiêu chảy: gạo, bột gạo, cà rốt, khoai tây. Nhóm thực phẩm bổ sung đạm thì nên chọn thịt gà, lợn nạc và dầu thực vật. Với các loại trái cây, người bệnh tiêu chảy nên chọn chuối, ổi chín, táo, hồng xiêm…

– Gạo, bột gạo: thực phẩm giàu tinh bột như gạo trắng có hàm lượng chất xơ thấp nên hệ tiêu hóa không phải làm việc quá nhiều. Do đó, khi bị tiêu chảy nên ăn nhiều tinh bột để điều hòa lại cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa.

– Bánh mì nướng: tinh bột trong bánh mì nướng đủ bổ sung năng lượng cho cơ thể và làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày.

– Chuối: chuối có đặc tính mềm, dễ tiêu hóa nên ăn vào sẽ giúp làm dịu bao tử ngay lập tức. Bên cạnh đó, chuối chứa lượng kali lớn, giúp bổ sung các chất điện giải cho cơ thể.

Ăn chuối giúp cải thiện chứng tiêu chảy
Ăn chuối giúp cải thiện chứng tiêu chảy

– Táo: trong táo có lượng chất xơ hòa tan pectin, giúp tiêu hóa tốt. Ngoài ra, táo còn giúp cơ thể bổ sung đường tự nhiên. Mỗi ngày, ăn từ 1-2 quả táo giúp cơ thể giảm tình trạng tiêu chảy nhanh chóng.

– Sữa chua: trong sữa chua có các lợi khuẩn probiotic giúp bao tử dễ chịu và tiêu diệt vi khuẩn xấu. Đây cũng là một thực phẩm hỗ trợ cho người bị tiêu chảy hiệu quả. Tuy nhiên, với bệnh nhân tiêu chảy nặng cần lưu ý về việc sử dụng sữa chua theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh vấn đề nên ăn gì thì người bệnh tiêu chảy cũng cần bổ sung lượng nước thiết yếu cho cơ thể. Tiêu chảy sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước, nếu mất nhiều nước trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. Cùng với việc uống nước lọc vệ sinh thì người bệnh cũng cần bổ sung thêm nước chanh, nước trái cây pha loãng.

Bên cạnh việc bỏ túi những thực phẩm tốt cho người bệnh tiêu chảy, thì người bị tiêu chảy cần tránh các loại thịt hải sản, thịt bò, thịt tươi sống, các loại rau chứa nhiều chất xơ, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay, rượu, bia… Những thực phẩm này dễ gây áp lực lên thành tiêu hóa, có thể khiến đường ruột gặp những rối loạn trầm trọng.

Để đảm bảo việc chăm sóc và điều trị bệnh tiêu chảy được hiệu quả, an toàn, bạn cần biết đến một số nguyên tắc trong xây dựng thực đơn cho người tiêu chảy:

– Cung cấp các thực phẩm bù nước và điện giải cho cơ thể

– Nâng dần khối lượng thực phẩm trong chế độ ăn

– Không sử dụng các loại thực phẩm dễ lên men

– Không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ

3. Cách cầm bệnh tiêu chảy nhanh nhất bằng cách dân gian

Tiêu chảy khiến bạn khó chịu và bạn muốn thoát khỏi tình trạng “tào tháo rượt” này ngay tức khắc. Vậy thì có cách nào cầm tiêu chảy nhanh chóng không? Dưới đây là một số biện pháp dân gian, áp dụng đúng hướng dẫn, cơn tiêu chảy của bạn sẽ được chặn đứng ngay lập tức đấy!

– Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể

Việc bổ sung nước cho cơ thể là cách giúp bạn phục hồi tình trạng mất nước sau khi đi vệ sinh nhiều lần và liên tục. Đồng thời bổ sung điện giải bằng cách uống oresol hoặc các loại nước ép trái cây.

– Uống trà hoa cúc

Trong thành phần của trà hòa cúc có chứa các dưỡng chất vô cùng tốt để chữa các bệnh viêm đường ruột. Đặc biệt có thành phần giảm co thắt rất tốt. Do vậy, khi bị tiêu chảy, bạn hãy xen kẽ uống nước lọc và trà hòa cúc để làm giảm co bóp, giảm các cơn đau do bệnh tiêu chảy mang đến.

Trà hoa cúc là loại thức uống khuyên sử dụng cho người tiêu chảy
Trà hoa cúc là loại thức uống khuyên sử dụng cho người tiêu chảy

– Ăn quả việt quất

Trong thành phần của quả việt quất có chứa chất anthocyanoides. Chất này có khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa vô cùng tốt.

– Ăn quả hồng xiêm xanh

Bạn có biết, trong quả hồng xiêm còn xanh sẽ chứa hàm lượng lớn chất tanin, 2-3% dầu và acid cyanhydric. Từ xa xưa, quả hồng xiêm xanh được ông cha ta tin dùng trong việc điều trị tiêu chảy cấp tốc. Bài thuốc chữa tiêu chảy bằng hồng xiêm xanh cũng rất đơn giản.

+ Chọn 20g quả hồng xiêm còn xanh

+ Cho 200ml nước, đun nhỏ lửa còn lại 100ml

+ Chia thành 2 lần uống trong ngày.

Với cách trị tiêu chảy bằng quả hồng xiêm xanh, bạn nên uống sau ăn 15 phút, uống liên tục trong 3-5 ngày, cơn tiêu chảy của bạn sẽ được cầm lại một cách rõ rệt đấy.

– Lá ổi, búp ổi

Sử dụng lá ổi, búp ổi điều trị bệnh tiêu chảy có lẽ là phương pháp được nhiều người truyền tai nhau nhất. Trong lá ổi có chứa nhiều tinh dầu, hoạt chất lavonoid hỗ trợ làm giảm các cơn đau do tiêu chảy gây ra.

Cách làm:

+ Dùng khoảng 20g lá ổi, búp ổi non đem sao sơ

+ 10g gừng nướng

+ Củ riềng khô 12g

+ Vỏ quýt khô 12g

Đun hỗn hợp và uống thay nước để điều trị tiêu chảy.

– Sử dụng trà vỏ cam trị tiêu chảy

Dùng trà vỏ cam để trị tiêu chảy là phương pháp trị tiêu chảy cũng cực kỳ hiệu quả. Khi nấu trà bạn chỉ cần cho ít vỏ cam vào trà. Sử dụng loại nước uống này trong những ngày bị tiêu chảy, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả nhanh chóng.

Những cách cầm tiêu chảy dân gian trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Còn tùy vào cơ địa từng người, tình trạng tiêu chảy nặng – nhẹ mà hiệu quả sẽ khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo mang đến hiệu quả, an toàn trong quá trình điều trị bệnh tiêu chảy, bạn hãy đến các trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được chấn đoán và hướng dẫn cách điều trị nhé!

4. Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, bệnh nhân tiêu chảy cấp sẽ đi ngoài từ 3 lần trở lên trong ngày. Đặc điểm của phân thay đổi: phân lỏng nhiều nước, phân có chứa nhớt, phân có hạt lợn cợn, phân có màu lạ (trắng, xanh, nâu đậm).

Tiêu chảy là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong
Tiêu chảy là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong

Bệnh nhân bị tiêu chảy cấp có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em:

– Tiêu chảy không được bù nước kịp thời: gây mất nước nặng, trụy mạch và có thể dẫn đến tử vong.

– Suy thận và có thể gây tử vong

– Làm bệnh nhân suy dinh dưỡng do ít ăn trong thời gian bệnh

Ngay khi phát hiện bệnh tiêu chảy cấp, cần cho bệnh nhân uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và uống dung dịch oresol để bù nước nhanh chóng. Theo dõi tình trạng đi ngoài của bệnh nhân. Nếu số lần đi ngoài nhiều và có biểu hiện không ăn uống, môi khô, sốt cao, nôn, mặt tái nhợt, người lả đi thì cần đưa đến bệnh viện ngay để được theo dõi tốt nhất.

5. Bệnh tiêu chảy có lây không?

Tiêu chảy là bệnh lây truyền, nếu không cẩn thận có thể bùng phát thành ổ dịch. Nguồn lây bệnh tiêu chảy bao gồm:

– Phân của người bệnh mang vi rút Rota có thể làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước.

– Ngoài ra, phân có thể gây ô nhiễm thực phẩm cũng như các vật dụng xung quanh.

Bệnh tiêu chảy có thể lây truyền
Bệnh tiêu chảy có thể lây truyền

Các phương thức lây truyền của bệnh tiêu chảy:

– Vi rút Rota có thể lây truyền qua đường phân – miệng hoặc theo đường hô hấp.

– Nhiễm khuẩn thực phẩm: thông qua ăn uống thực phẩm không tươi, nấu ăn không hợp vệ sinh, nấu xong để quá lâu, vật dụng đựng thức ăn bẩn.

– Không rửa tay trước khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Trường hợp xuất hiện tiêu chảy, cần cách ly nguồn lây, tránh dùng chung bát đũa, uống nước chung và đảm bảo vệ sinh chung để tránh lây lan.

6. Làm sao để phòng bệnh tiêu chảy?

Qua những thông tin ở trên, chắc hẳn là, bạn cũng đã phần nào bớt chủ quan về căn bệnh này. Do vậy, đừng để đến khi nếm trải những “cay đắng” của bệnh, mới thấu hiểu được sự “ngọt ngào” khi không bệnh. Hãy cùng KAT VIỆT NAM chủ động chăm sóc và phòng ngừa bệnh bằng những cách dưới đây:

– Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ

Đảm bảo môi trường sống xung quanh bạn luôn sạch sẽ, gọn gàng. Gia đình có người mắc bệnh tiêu chảy thì hãy thực hiện rắc vôi bột, Cloramin B sau mỗi lần đi tiêu. Xử lý phân và rác thải đúng nơi quy định, sạch sẽ, hợp vệ sinh. Không nên dùng phân tươi đế bón rau. Thay vào đó, hãy ủ hoai phân tươi, thành phân hoai mục, sau đó bón cho cây trồng để hạn chế ô nhiễm môi trường.

– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Tắm rửa sạch sẽ, rửa tay chân thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Ăn chín, uống sôi

Nên thực hiện ăn chín, uống sôi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, lựa chọn những loại thực phẩm rõ nguồn gốc, hợp vệ sinh. Không ăn rau sống, không uống nước chưa đun sôi, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như gỏi cá, tiết canh, nem chua. Dụng cụ ăn uống, chén đũa cần rửa sạch và nhúng qua nước sôi trước khi dùng.

Ăn chín uống sôi là cách phòng tiêu chảy hiệu quả
Ăn chín uống sôi là cách phòng tiêu chảy hiệu quả

– Dùng nước sạch

Cần sát khuẩn nước dùng bằng hóa chất Cloramin B. Không vứt rác, đổ rác gần khu vực lấy nước. Không vứt xác động vật xuống ao, hồ, sông, suối.

Với những thông tin ở trên, có lẽ rằng, bạn cũng nhận ra rằng, bệnh tiêu chảy là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nếu như chúng ta còn chủ quan và thiếu cảnh giác. Tuy nhiên, đây là căn bệnh có thể chữa trị được. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và áp dụng đúng hướng dẫn từ các chuyên gia sức khỏe nhé! Chúc bạn và gia đình sớm cải thiện được tình trạng tiêu chảy! Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi những chia sẻ của KAT VIỆT NAM.