Điểm danh 10 thực phẩm nếu chế biến sai cách sẽ rước độc cho cả nhà

Những loại thực phẩm tưởng chừng có lợi cho sức khỏe như mật ong, thịt nướng, sò, hạt điều… nếu chúng ta chế biến sai cách rất dễ rước độc cho cả nhà. 

1. Thịt gia súc, gia cầm và hải sản

Thịt được tẩm ướp trước khi chế biến cũng giúp giảm thiểu quá trình hình thành các chất gây ung thư có trong thịt.

Khi chế biến thịt gia súc, gia cầm, hải sản, chỉ nên sử dụng lửa vừa phải
Khi chế biến thịt gia súc, gia cầm, hải sản, chỉ nên sử dụng lửa vừa phải

Đối với thịt của gia súc, gia cầm hay đồ hải sản, mọi người thường có xu hướng nướng ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên điều này sẽ làm cho các protein trong thịt bị chuyển hóa thành chất gây hại cho sức khỏe.

Vì thế bạn chỉ nên nướng thịt ở nhiệt độ vừa phải, và trong quá trình chế biến nên lật đều, như vậy sẽ giảm thiểu được các chất gây ung thư có trong thịt.

2. Mật ong

Mật ong là một thực phẩm rất bổ dưỡng, tuy nhiên đó là với mật ong đã được qua xử lý. Còn mật ong nguyên chất chứa rất nhiều độc tố có hại cho sức khỏe; chỉ cần một thìa mật ong chưa qua xử lí cũng có thể khiến bạn bị đau đầu, chóng mặt và nôn mửa.

3. Cây cơm cháy

Cây cơm cháy hay còn được gọi là cây mậu ma thường được sử dụng khá phổ biến để làm các loại mứt, rượu vang hay trà.

Tuy vậy, lá và quả của loài cây này lại chứa rất nồng độ cao chất glycoside, một hợp chất tạo ra chất độc xyanua.

Chính vì thế, khi dùng quả của cây cơm cháy để chế biến thực phẩm, bạn chỉ nên chọn những quả đã chín và phải nấu chín chúng để loại bỏ các độc tố.

Ăn sống quả cây cơm cháy có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, thậm chí ngộ độc nặng có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

4. Khoai tây

Bạn không nên sử dụng khoai tây đã bị mọc mầm để chế biến thức ăn, kể cả khi đã cắt hết những phần bị xanh và mọc mầm đi. Bởi những củ khoai này chứa các chất độc có thể gây nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy.

Bạn không nên sử dụng khoai tây đã bị mọc mầm để chế biến thức ăn
Bạn không nên sử dụng khoai tây đã bị mọc mầm để chế biến thức ăn

5. Hạt điều

Sử dụng hạt điều sống có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là những người bị di ứng với cây thường xuân độc.

Mặc dù bạn có thể nhìn thấy hạt điều sống được bày bán ở siêu thị, nhưng thực ra là chúng đều đã được hấp qua để loại bỏ chất urushiol, một chất độc có trong cây thường xuân.

Do đó, nếu bạn tình cờ bắt gặp một cây hạt điều trong tự nhiên thì đừng nghĩ đến việc ăn chúng, vì chỉ cần một lượng nhỏ thôi cũng có thể khiến bạn gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

6. Hạnh nhân

Hạt hạnh nhân có hai loại phổ biến là ngọt và đắng. Hạt hạnh nhân đắng chứa một lượng lớn hydro xyanua. Chỉ cần ăn từ 5 đến 10 hạt hạnh nhân đắng có thể gây ngộ độc cho người lớn và gây tử vong ở trẻ em.

Tuy nhiên, các hạt hạnh nhân đắng đã được khử hydro xyanua thì lại an toàn cho sức khỏe. Thế nên nếu bạn vào rừng và vô tình bắt gặp một cây hạnh nhân thì đừng dại dột mà ăn thử chúng.

7. Bánh mì

Bánh mì là một trong những thực phẩm phổ biến nhưng một số loại bánh mì lại gây hại hơn là có lợi cho sức khoẻ. Những chiếc bánh mì trắng đóng gói chứa lượng tinh bột cao đã qua xử lý kèm theo các chất phụ gia trong đó.

Ăn thường xuyên loại bánh mì này có thể gây béo phì, mắc các bệnh về tim hoặc tiểu đường. Thậm chí ngay cả bánh mì ngũ cốc nguyên cám cũng chứa nhiều đường, muối phụ gia và chất bảo quản gây hại cho sức khỏe. Bạn nên ăn những loại bánh mì ngũ cốc mọc mầm, chúng sẽ dễ tiêu hóa hơn và chứa nhiều các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

8. Hạt quả hạch Brazil

Những hạt quả hạch Brazil là nguồn cung dồi dào selen – một chất có lợi cho sức khỏe nhưng nếu tiêu thụ chúng quá nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu nhất định đối với có thể.

Trung bình, một người lớn nên hấp thụ 50-70 microgram selen mỗi ngày, tuy nhiên bạn có thể bị ngộ độc nếu tiêu thụ quá 4-5 quả/ngày.

Các triệu chứng của ngộ độc selen có thể kể đến như suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, rụng tóc hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

9. Sữa

Ở dạng tự nhiên, sữa là hỗn hợp của nước, protein, đường, khoáng chất và vitamin. Đây sẽ là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe tuy nhiên nếu uống quá nhiều sữa sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.

Hơn nữa, việc hấp thụ quá nhiều canxi có trong sữa cũng gây ra ung thư buồng trứng ở phụ nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

10. Các loại sò

Động vật có vỏ như trai, sò, ốc, cua và tôm là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Chúng giàu protein, axit béo omega-3, các chất béo có lợi và nhiều khoáng chất như ma-giê, kẽm, sắt và đồng.

Nếu chế biền sò quá chín hay quá sống cũng đều tạo ra các độc tố có hại cho sức khỏe.
Nếu chế biền sò quá chín hay quá sống cũng đều tạo ra các độc tố có hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, đây lại là thực phẩm rất khó để chế biến đúng cách, chế biến quá chín hay quá sống cũng đều tạo ra các độc tố có hại cho sức khỏe.

Ngoài ra sò cũng là thực phẩm dễ hỏng. Chỉ cần ăn phải một con sò hỏng thôi cũng có khả năng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và gây ngộ độc thực phẩm. Do đó, cần phải chọn lựa những con sò còn tươi và đảm bảo rằng nó được chế biến phù hợp.