Bệnh đột quỵ – Nguy hiểm khôn lường và cách sơ cứu đột quỵ

Bệnh đột quỵ được xem là bệnh lý cấp tính rất nguy hiểm, có tính chất đột ngột. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý có nguy cơ tử vong cao. Theo số liệu thống kê, trung bình cứ 3 phút lại có một ca tử vong do bị đột quỵ. Vậy đột quỵ là gì, dấu hiệu nhận biết và cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ như thế nào? Hãy cùng KAT Việt Nam tìm hiểu bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan về bệnh đột quỵ.

1. Bệnh đột quỵ là gì?

Bệnh đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là một căn bệnh cấp tính. Bệnh lý xảy ra khi xuất hiện hiện tượng vỡ mạch máu não hay tắc mạch khiến dòng máu lên nuôi não bị ngưng trệ. Và không tuần hoàn được.

Trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tế bào trong não sẽ nhanh chóng bị ngừng hoạt động. Điều này dẫn đến các di chứng tàn tật ở bệnh nhân, thậm chí là tử vong.

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, gây nguy cơ tử vong hàng đầu
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, gây nguy cơ tử vong hàng đầu

Do đó, người bệnh đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức. Thời gian bệnh kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não bị chết ngày càng nhiều. Từ đó, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và tư duy của cơ thể. Thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng. Chẳng hạn như: Mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, suy giảm thị giác, tê liệt một phần cơ thể.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra các loại đột quỵ chính:

– Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Đây là dạng đột quỵ chiếm đến 85% tổng số các ca đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ được hình thành do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch. Cản trở quá trình máu lưu thông lên não.

– Đột quỵ do huyết khối: Đây là tình trạng tắc nghẽn do hình thành các cục máu đông. Hoặc mảng bám tích tụ trong động mạch ở cổ hoặc não.

– Đột quỵ do tắc mạch: Những cục máu đông hình thành ở đâu đó trong cơ thể. Thường gặp nhất là ở vùng tim. Sau đó, di chuyển đến não gây tắc nghẽn.

– Đột quỵ do tình trạng xuất huyết: Là hiện tượng mạch máu đến não bị vỡ, làm máu chảy ồ ạt và gây xuất huyết não.

– Thiếu máu não thoáng qua: Hiện tượng này cũng có thể dẫn đến đột quỵ nhưng xảy ra trong thời gian ngắn nên được gọi là đột quỵ nhỏ.

2. Bệnh đột quỵ ở người trẻ

Theo số liệu thống kê gần đây, số bệnh nhân trẻ tuổi chiếm khoảng 10% số bệnh nhân đột quỵ nói chung. Đây là con số không hề nhỏ và đang có xu hướng ngày một gia tăng nhanh chóng. Phần lớn các bệnh nhân trẻ đều nhập viện điều trị muộn và dẫn đến mất cơ hội hồi phục trong giờ vàng. Lý do có thể kể đến là tâm lý chủ quan, không nhận diện được các dấu hiệu điển hình của bệnh đột quỵ. Đặc biệt, người trẻ tuổi có suy nghĩ bệnh đột quỵ không xảy ra đối với lứa tuổi của mình.

Tỷ lệ người trẻ mắc đột quỵ ngày càng gia tăng.
Tỷ lệ người trẻ mắc đột quỵ ngày càng gia tăng.

Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi có thể kể đến. Chẳng hạn là: bệnh tăng huyết áp, bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì. Hoặc những người tăng mỡ máu, hút thuốc. Những người ít vận động, không có thói quen lành mạnh, làm việc căng thẳng, mệt mỏi.

3. Bệnh đột quỵ ở người cao tuổi

Khi tuổi càng cao, các chức năng sinh lý đều giảm đi, đặc biệt là chức năng điều tiết của hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, nhiều người cao tuổi còn mắc các bệnh mạn tính. Chẳng hạn các bệnh về tim mạch, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa. Do đó, dễ dẫn đến đột quỵ.

Khi tuổi càng cao, nguy cơ mắc đột quỵ càng lớn
Khi tuổi càng cao, nguy cơ mắc đột quỵ càng lớn

4. Bệnh đột quỵ có nguy hiểm không?

Với căn bệnh đột quỵ, đây là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, dù đang làm việc gắng sức hay trong trạng thái nghỉ ngơi. Bệnh nhân đột quỵ khi phát hiện cần được cấp cứu càng sớm càng tốt, đảm bảo được “thời gian vàng”.

Bệnh đột quỵ là cực kỳ nguy hiểm, tuyệt đối không được chủ quan
Bệnh đột quỵ là cực kỳ nguy hiểm, tuyệt đối không được chủ quan

Theo số liệu thống kê, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ hai. Với số lượng khoảng 6,5 triệu người tử vong mỗi năm trên thế giới. Đặc biệt hơn, đột quỵ còn là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu. Với hơn 17 triệu ca bệnh mỗi năm trên thế giới. Như vậy, cứ trung bình 6 người thì có 1 người bị đột quỵ, nếu không có các biện pháp phòng tránh kịp thời.

5. Bệnh đột quỵ não liệt nửa người

Nguyên nhân chính gây ra bệnh đột quỵ liệt nửa người là do xuất huyết não hoặc đột quỵ xuất huyết. Các bệnh về mạch máu não gây gián đoạn quá trình vận chuyển máu lên não. Từ đó, gây thiếu máu cục bộ và dẫn đến đột quỵ.

Đột quỵ não có thể dẫn đến liệt nửa người, thậm chí là tử vong
Đột quỵ não có thể dẫn đến liệt nửa người, thậm chí là tử vong

Vậy biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa đột quỵ não?

– Thường xuyên vận động, tập thể dục hàng ngày để duy trì sức khỏe tốt

– Chọn giày dép đi phù hợp với từng điều kiện môi trường

– Đảm bảo luôn có giấc ngủ đủ và ngủ sâu

– Có chế độ ăn uống hợp lý, giàu rau xanh, trái cây nhiều vitamin và hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ

– Hạn chế sử dụng ít nhất các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

6. Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ

Đột quỵ đến bất ngờ và không báo trước. Tuy nhiên, cần lưu ý các dấu hiệu dưới đây để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời:

– Dấu hiệu suy giảm ở thị lực: mắt mờ dần, biểu hiện này chỉ có người bị bệnh nhận biết được và không quá rõ ràng.

– Dấu hiệu bị méo ở mặt: biểu hiện ở mặt thiếu cân xứng, miệng méo. Nhân trung hơi lệch sang một bên, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Biểu hiện này dễ nhận diện khi bệnh nhân nói hoặc cười.

Méo miệng là một trong những dấu hiệu nhận biết đột quỵ dễ nhận biết nhất
Méo miệng là một trong những dấu hiệu nhận biết đột quỵ dễ nhận biết nhất

– Dấu hiệu yếu tay hoặc chân: đột ngột một bên cánh tay hoặc chân hoặc cả hai bị yếu đi hay tê bì, khó cử động, thao tác.

– Dấu hiệu giọng nói: khó nói hoặc nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, khó mở miệng, cố gắng mới nói được.

– Dấu hiệu không nhận thức được, rối loạn trí nhớ, mắt mờ, ù tai không nghe rõ.

– Dấu hiệu thần kinh: nhức đầu dữ dội, đây là triệu chứng nặng và phổ biến ở người bị đột quỵ.

7. Sơ cứu đột quỵ

Khi phát hiện người bị đột quỵ, cần bình tĩnh xử lý theo các bước sau:

– Đỡ người bệnh để tránh bị té ngã, chấn thương

– Cho người bệnh nằm ở nơi thoáng, nghiêng một bên. Nếu bị nôn, ói, móc hết đờm, nhớt cho bệnh nhân dễ thở

Sơ cứu người bị đột quỵ cần đúng cách và kịp thời
Sơ cứu người bị đột quỵ cần đúng cách và kịp thời

– Nhanh chóng gọi xe và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Mục đích là để kịp thời cứu sống các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu máu nuôi, bị sưng hay đang bị chèn ép.

Đặc biệt cần lưu ý, không tự ý cho bệnh nhân uống loại thuốc nào bất kỳ. Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái, không để ở nhà chờ xem có khỏe lại không. 

8. Cách phòng tránh đột quỵ – Kiến thức ai cũng nên biết

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm, và là căn bệnh gây tử vong hàng đầu. Do vậy, biết cách phòng tránh căn bệnh này chính là một trong những biện pháp giúp bạn giảm được nguy cơ do căn bệnh đột quỵ gây ra. Theo đó, các chuyên gia Y khoa đã hướng dẫn một số mẹo phòng tránh đột quỵ như sau:

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây

– Tập thể dục hàng ngày: Tăng cường luyện tập thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày chính là một trong những cách giúp bạn phòng ngừa đột quỵ tốt nhất.

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là một trong những cách giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là một trong những cách giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

– Giữ ấm cơ thể: Nhiễm lạnh có thể dẫn đến tăng huyết áp. Và đó có thể là nguyên nhân dẫn đến tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Do vậy, cần đặc biệt giữ ấm cho cơ thể, nhất là vào thời điểm giao mùa.

– Không hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nguy cơ tử vong hàng đầu. Vì vậy, hãy loại bỏ thói quen này ngay từ hôm nay. 

Việc thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ chính là một trong những biện pháp chăm sóc sức khỏe chủ động mà mỗi chúng ta cần đặc biệt quan tâm. Chỉ khi chúng ta hiểu về sức khỏe của mình, chúng ta mới biết cách bảo vệ và chăm sóc tối ưu. Cũng như có giải pháp điều trị nếu chẳng may mắc bệnh một cách kịp thời nhất. Mong rằng, những thông tin mà KAT Việt Nam vừa chia sẻ trên đây, sẽ phần nào đó giúp bạn có thể chủ động bảo vệ bản thân trước nguy cơ đột quỵ!