Mẹo chữa rối loạn tiền đình – Ai cũng nên biết!

Theo số liệu thống kê tại các bệnh viện, số lượng bệnh nhân rối loạn tiền đình ngày càng tăng cao, đặc biệt là dân văn phòng. Các triệu chứng phổ biến của bệnh này là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn. Những triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần gây rất nhiều khó khăn và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. 

1. Rối loạn tiền đình là gì? Liệu bạn có đang chủ quan với căn bệnh này không?

Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh, có vị trí ở phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình có chức năng cân bằng cơ thể, duy trì cơ thể trong trạng thái cân bằng. Tiền đình giúp các bộ phận như mắt, tay, chân, thân mình phối hợp hoạt động với nhau. Khi chúng ta di chuyển, cúi người hoặc xoay người, tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Rối loạn tiền đình được hiểu là tình trạng truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn. Bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng của cơ thể, dẫn đến người bệnh bị hoa mắt, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, đi đứng lảo đảo… Bệnh lý rối loạn tiền đình rất hay tái phát, ảnh hưởng tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

Rối loạn tiền đình là một bệnh lý thuộc hệ thần kinh, bệnh lý này ngày càng phổ biến
Rối loạn tiền đình là một bệnh lý thuộc hệ thần kinh, bệnh lý này ngày càng phổ biến

Theo thống kê mới nhất của Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Điện Biên, trong 4 tháng đầu năm 2021, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị nội trú cho khoảng 100 bệnh nhân mắc chứng rối loạn tiền đình. Bác sĩ Lường Văn Tiến, làm việc tại Khoa Phục hồi chức năng (Bệnh viện Y học cổ truyền) cho biết:

“Rối loạn tiền đình là một bệnh lý thuộc hệ thần kinh, bệnh lý này ngày càng phổ biến, đang có xu hướng trẻ hóa. Hiện nay, có những người trẻ chỉ mới 25, 30, 35 tuổi mắc căn bệnh này (so với trước đây, độ tuổi mắc bệnh thường rơi vào người cao tuổi, tầm khoảng 50, 60 tuổi trở lên). Những dấu hiệu của căn bệnh rối loạn tiền đình như hoa mắt, đau đầu, chóng mặt… đã gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, học tập, công việc của người bệnh. Thậm chí, nếu rối loạn tiền đình đi kèm với các bệnh lý khác. Chẳng hạn như: Huyết áp cao, tiểu đường là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, nguy cơ tử vong”.

2. Bệnh lý rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình gồm 2 loại: rối loạn tiền đình nguồn gốc ngoại biên và rối loạn tiền đình nguồn gốc trung ương. Về cơ bản, rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời, nó lại là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý khác.

2.1 Rối loạn tiền đình nguồn gốc ngoại biên

Đây là bệnh lý do tổn thương bộ phận tiền đình vùng tai trong. Dấu hiệu phổ biến nhất của người bệnh là chóng mặt, xây xẩm mặt mày, khó giữ thăng bằng. Người bệnh bị chóng mặt, có cảm giác như họ đang di chuyển, mọi thứ xung quanh xoay tròn hoặc họ bị ngã xuống. Bên cạnh đó, người bệnh cũng gặp vấn đề về thính giác và thị lực.

Rối loạn tiền đình nguồn gốc ngoại biên có nguy hiểm không thì câu trả lời chắc chắn là có. Các triệu chứng kể trên nếu tái phát nhiều lần sẽ khiến người bệnh suy nhược hoặc thậm chí là gặp nguy hiểm. Chẳng hạn, nếu đang đang lái xe, trèo cầu thang mà bị chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng rất dễ gặp tai nạn.

Rối loạn tiền đình là một bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe, tính mạng
Rối loạn tiền đình là một bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe, tính mạng

2.2 Rối loạn tiền đình nguồn gốc trung ương

Bệnh lý rối loạn tiền đình nguồn gốc trung ương do tổn thương tiền đình ở tiểu não, thân não. Rất hiếm người mắc rối loạn tiền đình vì nguyên nhân này nhưng nó lại nguy hiểm và khó chữa hơn. Bệnh xảy ra khi thiếu máu cục bộ ở tiền đình trung ương, đặc biệt là ở người cao tuổi có các yếu tố nguy cơ mạch máu. Rối loạn này cũng xảy ra ở người trẻ do đa xơ cứng, dùng thuốc (thuốc chống co giật, phenytoin…). Bệnh có thể gây ra chóng mặt, ù tai, suy giảm thính lực và nặng nhất là xuất huyết não, đột quỵ.

3. Bệnh lý rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi hiện nay

Rối loạn tiền đình thường xảy ra ở người trung niên, người cao tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ tuổi ngày một gia tăng.

Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình ở lứa trẻ tuổi có thể kể đến như áp lực học hành, công việc, tâm lý, cuộc sống, hay do ít vận động.:

– Áp lực công việc, cuộc sống khiến người trẻ căng thẳng, chán ăn, mất ngủ. Từ đó, ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính gây rối loạn tiền đình.

– Duy trì một tư thế lâu khi làm việc, ít vận động khiến chức năng của động mạch cột sống giảm, gây co thắt, thiếu máu lên não, ù tai, hoa mắt…

Tỷ lệ người trẻ mắc chứng rối loạn tiền đình ngày một nhiều
Tỷ lệ người trẻ mắc chứng rối loạn tiền đình ngày một nhiều

– Có các thói quen không tốt như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, cà phê, các chất kích thích khác hay dùng đồ ăn nhanh. Những thói quen này khiến cơ thể bị suy nhược, tăng nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.

– Hệ thần kinh của người trẻ bị ảnh hưởng bởi một số bệnh lý như viêm dây thần kinh, chấn thương não, viêm tai giữa, u dây thần kinh

– Ngoài ra, bệnh nhân mắc rối loạn tiền đình do yếu tố di truyền hoặc sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn.  

4. Rối loạn tiền đình ở dân văn phòng – Phải làm sao?

Dân văn phòng là một trong những đối tượng dễ mắc rối loạn tiền đình. Do công việc bận rộn, stress, áp lực, cùng với việc thường xuyên ngồi một chỗ, tiếp xúc liên tục với màn hình máy tính… gây ra chứng thoái hóa đốt sống cổ, giảm lưu lượng máu trên não… Đó là những nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tiền đình.

Để phòng ngừa chứng rối loạn tiền đình ở dân văn phòng, TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Việt Đức khuyến cáo rằng:

– Không nên ngồi lâu một chỗ quá 30 phút, phải thường xuyên tập luyện, vận động

– Duy trì tập luyện các bộ môn thể thao như: gym, yoga, đi bộ, chạy…

Dân văn phòng là một trong những đối tượng dễ mắc rối loạn tiền đình
Dân văn phòng là một trong những đối tượng dễ mắc rối loạn tiền đình

Một số bài tập giúp phòng ngừa chứng rối loạn tiền đình cho dân văn phòng:

– Tập đầu và cổ: Bạn ngửa đầu ra sau, rồi cúi đầu xuống; nghiêng đầu sang phải rồi nghiêng đầu sang trái (hết cỡ). Xoay đầu theo chiều kim đồng hồ (khoảng 10-15 lần) và làm ngược lại.

– Xoa mặt, mắt, tay: Dùng hai bàn tay xiết mạnh vào nhau cho nóng. Sau đó, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai khoảng 10 lần. Việc làm này sẽ giúp bạn “đánh thức” các nút thần kinh tai, mắt, mặt…

– Bài tập nhẹ: Chạy đi chạy lại nhẹ nhàng 8-10 phút. Đứng dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái. Vung hai tay sang ngang và quay mặt về bên trái. Sau đó làm ngược lại. Động tác này, bạn có thể thực hiện khoảng 10-15 lần.

Kết hợp với việc ăn ngủ đủ giấc, uống đủ 2 lít nước, ngày. Đồng thời thăm khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm. Với những cách này, bạn hoàn toàn có thể khống chế và phòng ngừa được chứng rối loạn tiền đình đối với dân văn phòng. Và thậm chí chứng rối loạn tiền đình nói chung.

5. Rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Rối loạn tiền đình không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với người cao tuổi. Do đó, bệnh nhân tiền đình cần có chế độ ăn phù hợp để điều trị bệnh hiệu quả.

– Thực phẩm bổ sung vitamin B6 giúp giảm chóng mặt, buồn nôn: thịt gà, cá, trái cây như cam, táo, chuối, hạnh nhân, bơ, các loại đậu, ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, bí ngô…

– Bổ sung thực phẩm chứa vitamin C cải thiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt: cam, chanh, bưởi, cà chua, đu đủ, rau cải,…

– Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin D: cá, trứng, sữa, ngũ cốc, sản phẩm từ đậu nành… 

Bổ sung những thực phẩm tốt cho não để cải thiện chứng rối loạn tiền đình
Bổ sung những thực phẩm tốt cho não để cải thiện chứng rối loạn tiền đình

– Thực phẩm có chứa nhiều folate giảm các vấn đề cân bằng ở người lớn tuổi: các loại hạt (hướng dương, đậu phộng), các loại đậu, các loại rau màu xanh, cam, quýt.

Bên cạnh việc lưu ý bổ sung các thực phẩm trên, bệnh nhân cần tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo. Đây chính là nguyên nhân khiến cho lượng cholesterol trong máu tăng cao, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh. Với các loại thịt, nên ăn nạc, ít ăn thịt đỏ, thịt gia cầm bỏ da đi. Đồng thời, với các loại sữa, nên chọn sữa tách béo.

6. Cách điều trị rối loạn tiền đình tại nhà? Rối loạn tiền đình có chữa khỏi không?

Mặc dù hiện nay Y học đã có nhiều cách chữa rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tìm đến cách chữa trị rối loạn tiền đình tại nhà. Bởi vì họ ngại đi bệnh viện, một phần vì thấy tốn tiền mà bệnh không khỏi. Vậy đâu là mẹo chữa rối loạn tiền định tại nhà mang lại hiệu quả:

– Quan tâm đến chế độ ăn uống: Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như đậu bắp, bông cải xanh, súp lơ, cà chua, bí, ngô… Cùng với đó, bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin thiết yếu (vitamin B3, B6, C, D)

Rối loạn tiền đình là bệnh lý khó trị dứt điểm
Rối loạn tiền đình là bệnh lý khó trị dứt điểm

– Xây dựng thói quen sinh hoạt, làm việc khoa học bằng những mẹo sau: Tăng cường luyện tập thể dục, tránh thay đổi tư thế đột ngột, tránh thức khuya, tránh ngồi quá lâu 1 tư thế, nên kê gối cao khi ngủ…

– Ấn huyệt và xoa bóp để làm giảm triệu chứng rối loạn tiền đình

Cách làm:

+ Dùng tay ấn vào các huyệt giữa hai chân mày, sau đó vuốt nhẹ lên phía trên đỉnh đầu và hai bên thái dương.

+ Nghiêng đầu qua một bên, bấm huyệt từ trung tâm trán sang một phần thái dương thuận chiều. Rồi đưa ngón tay trái vòng qua vành tài xuống cổ.

+ Đổi bên và thực hiện lại động tác vừa rồi

Khi xoa bóp, bạn nên dùng lực vừa phải. Tránh xoa bóp quá mạnh sẽ gây đau đớn cho người bệnh.

Ấn huyệt chữa rối loạn tiền đình là phương pháp dân gian được truyền tai nhau
Ấn huyệt chữa rối loạn tiền đình là phương pháp dân gian được truyền tai nhau

– Thực hiện bài tập vẩy tay để giảm chóng mặt

Cách làm:

+ Khép kín miệng, cong lưỡi đụng với nướu răng của hàm trên. Hai mắt hướng về phía trước.

+ Người đứng thẳng, chân giang rộng bằng vai, 10 đầu ngón chân khép kín và giữ chặt trên mặt sàn.

+ Đưa hai tay lên trước mặt một góc khoảng 30 độ, để hai bàn tay song song với mặt sàn. Để các ngon tay khum lại và khép kín.

+ Thả lỏng 2 tay, sau đó vẩy mạnh hai tay ra sau. Để hai cánh tay, hợp với thân người một góc khoảng 60 độ. Khi bạn vẩy tay, hãy đánh tay thật chặt rồi làm hết sức.

Bài tập vẩy tay này sẽ giúp khí huyết lưu thông, thải độc cơ thể. Nhờ đó mà giảm được tình trạng chóng mặt, đau đầu.

Bài tập vẫy tay giúp chữa rối loạn tiền đình hiệu quả
Bài tập vẫy tay giúp chữa rối loạn tiền đình hiệu quả

– Ngâm chân điều trị rối loạn tiền đình

Ngâm chân bằng một số thảo dược thiên nhiên cũng là một trong những trị rối loạn tiền đình được nhiều người áp dụng. Nếu bạn không có thảo dược để ngâm chân, thì bạn có thể ngâm chân trong nước ấm cũng sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn.

Tuy nhiên, những biện pháp trên chỉ áp dụng với những trường hợp rối loạn tiền đình nhẹ. Nếu bạn bị chứng rối loạn tiền đình nặng, kéo dài thì tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách chữa trị. Khi gặp các triệu chứng sau, hãy đi khám ngay:

+ Chóng mặt, mất thăng bằng, đầu đau đột ngột

+ Mắt nhìn mờ

+ Không đứng vững, lảo đảo muốn ngã

+ Chân tay run

Rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?

Theo như đánh giá của nhiều chuyên gia y khoa, rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi nếu phát hiện chữa trị kịp thời, đặc biệt là biết áp dụng đúng liệu trình điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tốt nhất, bệnh nhân không nên tự mua thuốc điều trị, vì có thể một vài loại thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ đối với sức khỏe.

7. Cách phòng ngừa chứng rối loạn tiền đình

Thói quen sinh hoạt, ăn uống chính là một trong những yếu tố giúp bạn có thể phòng ngừa được chứng rối loạn tiền đình. Vì vậy, để có thể phòng ngừa được chứng rối loạn tiền đình, bạn cần xây dựng một thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học:

– Tập thói quen sinh hoạt điều độ, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, tập trung vào các vùng cổ, vai, gáy để tăng cường lưu thông máu.

– Tạo tâm lý thoải mái, tránh stress, tránh suy nghĩ quá nhiều. Hãy luôn hướng đến điều tích cực.

Biết cách giữ tinh thần lạc quan, tích cực để xua tan nỗi lo rối loạn tiền đình
Biết cách giữ tinh thần lạc quan, tích cực để xua tan nỗi lo rối loạn tiền đình

– Hạn chế, thậm chí là tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá

– Biết cách bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi một cách thay đổi đột ngột. Bảo vệ cơ thể khi đi ngoài trời nắng; giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, vào đông.

– Hạn chế sử dụng máy tính quá nhiều, tránh ngồi một chỗ quá lâu

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất.

– Tránh môi trường quá ồn ào.

– Không thức quá khuya, không làm việc quá sức

 là căn bệnh nguy hiểm, nếu như còn chủ quan, căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Mong rằng, với những thông tin mà KAT VIỆT NAM vừa chia sẻ trên đây, phần nào đó, bạn sẽ hiểu hơn về căn bệnh đáng sợ này! Đừng để đến khi đối mặt với những cơn đau đơn, chóng mặt do bệnh mang đến, bạn mới cảm thấy sự ngọt ngào của những lúc không có bệnh tật. Hãy luôn nhớ một điều rằng, “chiếc giường đắt nhất thế gian là chiếc giường bệnh”. Chủ động chăm sóc sức khỏe, chính là cách để bạn phòng ngừa rối loạn tiền đình. Cũng là cách chứng tỏ rằng bạn biết yêu thương và quan tâm đến bản thân mình! Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên rối loạn tiền đình.

Nếu Bạn đang quan tâm đến sức khỏe não bộ, đang muốn phòng ngừa cũng như cải thiện chứng rối loạn tiền đình thì SUPER IQ của thương hiệu Organika là một trong những bảo bối mà Bạn có thể tham khảo. Thông tin chi tiết sản phẩm, Bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY