Điểm danh 9 món ngon ngày Tết nức tiếng gần xa

Tết đến xuân về là dịp để mọi người đoàn tụ, kể cho nhau nghe về một năm đã qua và bắt đầu một năm mới với nhiều dự định mới. Tết còn là dịp mà dân ta làm nhiều món ngon dâng cũng tổ tiên, ông bà, để tỏ lòng biết ơn. Mỗi vùng miền trên đất nước ta sẽ có những món ngon ngày Tết khác nhau, đặc trưng cho văn hóa ẩm thực mỗi địa phương. Bài viết này xin giới thiệu đến bạn một số món ăn đặc sản vào dịp Tết của đất nước hình chữ S.

1. Đặc sản ẩm thực Tết ở miền Bắc

1.1. Bánh chưng

Nhắc đến món ngon ngày Tết miền Bắc, thật thiếu sót nếu bạn bỏ qua bánh chưng. Từ lâu, bánh chưng đã trở thành linh hồn trong dịp Tết của người dân nơi đây.

Bánh chưng được làm từ nếp dẻo truyền thống, nhân thịt lợn và nhân đậu xanh. Người dân tỉ mỉ gói từng lớp lá, buộc từng chiếc lạc, tạo thành những chiếc bánh hình vuông đẹp mắt.

Cái tình của người dân Bắc gói trọn trong từng chiếc bánh chưng để dâng cúng tổ tiên hoặc tiếp đãi bạn bè.

Bánh chưng là một trong những món ngon ngày Tết nổi tiếng trong Tết cổ truyền của người Việt
Bánh chưng là một trong những món ngon ngày Tết nổi tiếng trong Tết cổ truyền của người Việt

Bánh chưng thường được ăn kèm cùng với dưa hành để giảm độ ngấy cho món ăn.

1.2. Thịt đông

 Giữa thời tiết se lạnh của miền Bắc độ giáp xuân, một miếng thịt đông ăn cùng dưa hành phải nói là không chê vào đâu được. Bên cạnh bánh chưng thì thịt đông cũng là nét văn hóa ẩm thực rất riêng của miền Bắc vào dịp Tết.

Món thịt đông ngày Tết cũng rất quen thuộc
Món thịt đông ngày Tết cũng rất quen thuộc

Nguyên liệu để làm món ăn này cũng rất đơn giản, chỉ cần thịt lợn, thịt gà, một ít gia vị… ninh nhừ. Sau khi tất cả hòa nguyện lại, người dân sẽ đem để ở ngoài trời lạnh cho thịt đông lại và bảo quản chúng trong tủ lạnh để dùng dần vào dịp Tết. Món ngon ngày Tết này không thể thiếu trong bữa cơm của gia đình người dân miền Bắc.

1.3. Chè kho

Người Bắc dùng món ăn này để tiếp đãi khách quý trong dịp Tết. Từ xa xưa, món ăn này đã trở thành món ăn đặc sản mang những nét thanh tao và nhẹ nhàng của người dân vùng này.

Vị ngọt hoài quyện của đường, nếp kết hợp với đỗ xanh khiến cho người ta không thể nào cầm lòng trước món ăn này.

Thơm ngon món chè kho ngày Tết
Thơm ngon món chè kho ngày Tết

2. Đặc sản ẩm thực Tết ở miền Trung

2.1. Bánh thuẩn

Cứ độ xuân về là nhà nhà, người người ở miền Trung lại đổ bánh thuẩn, cái hương thơm của món ngon ngày Tết này là dấu hiệu báo hiệu một năm mới nữa sắp đến.

Bánh thuẩn cũng được người dân cẩn thận gói ghém dâng cúng ông bà tổ tiên và tiếp đãi khách.

Vị thơm của bột nếp, kết hợp cùng đường và trứng gà tạo nên lớp bánh mềm xốp, thơm ngon.

Bánh thuẩn cũng là một trong những món ngon dịp Tết
Bánh thuẩn cũng là một trong những món ngon dịp Tết

2.2. Bánh tét

Nếu miền Bắc có bánh chưng thì miền Trung có bánh tét, bánh tét của miền này có những hương vị rất riêng.

Lá chuối cắt sau vườn nhà, thịt lợn vừa mổ kết hợp cùng nếp và đậu xanh, đem nấu tầm một đêm và vớt ra. Những đòn bánh tét thơm dẻo, hòa quyện cùng thỉ và đậu xanh, khiến cho những ai đã một lần thưởng thức món này đều đem lòng thương nhớ.

Ngày Tết không thể thiếu món bánh tét
Ngày Tết không thể thiếu món bánh tét

Hết 3 ngày Tết, người miền Trung lại mang bánh Tét ra chiên ăn cho đỡ ngán, chẳng mấy mà hết một đòn bánh

2.3. Bánh ít lá gai

Nhắc tới bánh ít lá gai, người ta sẽ nghĩ ngay đến tỉnh Bình Định, nhưng vào mỗi dịp Tết, hầu như tỉnh nào ở miền Trung cũng có bánh ít lá gai.

Mùi vị bánh ở mỗi tỉnh là khác nhau, không lẫn vào đâu được.

Bánh thơm vị lá gai hòa quyện cùng sự dẻo mịn của nếp mới, kết hợp cùng với vị thanh của đường và đỗ xanh tạo nên một món ngon ngày Tết khó cưỡng.

Bánh ít cũng có nhiều nhân khác nhau: nhân dừa, nhân đậu phộng, nhân đậu xanh.

Bánh ít lá gai vừa thơm ngon, vừa dễ ăn trong ngày Tết Việt
Bánh ít lá gai vừa thơm ngon, vừa dễ ăn trong ngày Tết Việt

Mặc dù Tết ở nước ta hiện nay có hơi hướng gắn với danh xưng “Tết Việt với đồ Âu”, rất nhiều món ăn ngày Tết hiện đại đã xuất hiện như: gan ngỗng tươi, bò bít tết, mì ý… đã xuất hiện. Nhưng đâu đó trong tâm thức của người Việt Nam, những món ăn truyền thống vẫn gắn với cái hồn của người Việt, gắn với những nét văn hóa, nếp sống sinh hoạt của dân ta.

3. Đặc sản ẩm thực Tết ở miền Nam

Đã điểm qua những món ngon ngày Tết ở miền Bắc, miền Trung thì không thể không nhắc đến miền Nam.

3.1. Canh khổ qua

Người miền Nam quan niệm một tô canh khổ qua trong năm mới sẽ giúp xóa đi những đau khổ, tổn thương của năm cũ và đón chào một năm mới với nhiều điều may mắn, tốt đẹp.

Hỗn hợp thịt xay nhuyễn, nêm nếm gia vị vừa phải kết hợp cùng với vị đăng đắng của khổ qua sẽ tạo nên món ăn vô cùng hấp dẫn.

Ngoài ra, món canh này còn rất tốt cho sức khỏe với tác dụng thanh nhiệt, giải độc…

Đăng đắng món canh khổ qua ngày Tết cổ truyền
Đăng đắng món canh khổ qua ngày Tết cổ truyền

3.2. Mứt dừa

Miền Nam là xứ sở của nhiều loại mứt khác nhau, trong đó, không thể không kể đến mức dừa.

Không chỉ đơn giản với màu trắng truyền thống, người làm mứt còn chế biến món ăn này với nhiều màu sắc đa dạng như: hồng, xanh, cam…

Mứt dừa dai dai, giòn giòn, áo bên ngoài là lớp đường ngọt thanh, nhai vào cảm giác sựt sựt… khiến món ăn này dễ dàng chinh phục bất cứ ai, kể cả những vị khách khó tính nhất.

Món mứt dừa giúp Tết Việt trở nên hương sắc hơn
Món mứt dừa giúp Tết Việt trở nên hương sắc hơn

3.3. Bánh tét

Bánh tét là món ngon được xướng tên tiếp theo trong danh sách món ngon ngày Tết miền Nam.

Trong mỗi dịp Tết đến, miền Trung và miền Nam đều có bánh tét, nhưng món bánh này ở mỗi miền lại có cách làm và hương vị rất khác nhau.

Nếu người miền Trung chuộng bánh tét đơn giản thì người miền Nam lại rất cầu kì trong khoảng này. Người dân miền Nam có cách chế biến bánh rất phong phú và tài tình.

Nhân bánh của người miền Nam rất da dạng: đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, chuối, dừa nạo… tạo nên những màu sắc rất bắt mắt.

Ngoài nhân đậu kể trên, bánh tét miền Nam còn có nhân tôm khô, trứng, lạp xưởng, hạt sen… Loại bánh này rất ngon nhưng nguyên liệu để làm nó cũng rất tốn kém.

Trên đây là danh sách những món ngon ngày Tết ở ba miền của đất nước. Mỗi món ăn ở mỗi vùng miền có những hương vị riêng biệt, độc đáo nhưng chứa đựng trong đó là những sự gìn giữ những nét văn hóa ngàn đời của người dân Việt Nam. Cùng KAT Việt Nam lưu ngạy lại những món ngon ở trên để chuẩn bị cho dịp năm mới này của gia đình mình nhé! Điều gì tuyệt vời bằng, được ngồi quây quần bên nhau bên mâm cơm ngày Tết, hàn huyên, tâm sự những chuyện đã trải qua trong một năm để rồi cùng chuẩn bị tinh thần để chào đón một năm mới với nhiều Thành Công, May Mắn.