Món ăn ngày tết Quý Mão: Lưu ngay để còn trổ tài!

Tết đến xuân về là dịp để nhiều chị em vào bếp trổ tài nấu những món ngon cho gia đình thưởng thức. Những món ăn ngày Tết độc lạ chúng tôi giới thiệu trong bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết bài toán món ăn mỗi dịp xuân về. Đồng thời, bài viết cũng giới thiệu cách làm món mứt đặc trưng của ba miền và một số mẹo làm bếp hữu ích. Bạn nên lưu ngay để thực hiện nhé!

1. Những món ngon độc lạ ngày Tết bạn nên thử

Mỗi dịp Tết đến, bạn đã quá quen với những món ăn truyền thống quen thuộc như: bánh chưng, bánh tét, củ kiệu, thịt kho… Xuân năm nay, hãy thay đổi khẩu vị gia đình bạn với những món ngon độc lạ ngày Tết dưới đây, đảm bảo ai cũng mê.

Thịt bò kho quế

Thịt bò mềm hòa quyện cùng hương quế thơm nhẹ dịu chắc chắn sẽ mang đến cho gia đình bạn một món ngon rất bắt cơm. Món này ăn cùng với cơm nóng hoặc bánh mì sẽ rất hợp, bạn nên thử ngay nhé!

Thử trổ tài vào bếp dịp Tết với món thịt bò kho quế nhé!
Thử trổ tài vào bếp dịp Tết với món thịt bò kho quế nhé!

Rau trộn

Những món ăn ngày Tết nhiều calo khiến chị em rất dễ tăng cân, thay vào đó, chị em hãy thử làm cho da đình mình những món rau trộn, vừa đẹp dáng, đẹp da.

Nguyên liệu có thể bao gồm hoa chuối, su hào, cà rốt… trộn cùng với thịt heo, thịt gà…Món ăn đơn giản, dễ thực hiện mà không hề gây tăng cân.

Canh thập cẩm

Cũng giống như món rau trộn, món canh cũng rất tốt cho sức khỏe nhưng yêu cầu chế biến cầu kì hơn một chút.

Bạn cho su hào, cà rốt, củ cải… nấu cùng với thịt hoặc tôm. Vị ngọt từ rau củ kết hợp với tôm sẽ tạo ra món ngon khó cưỡng.

Canh thập cẩm cũng là món ngon ngày Tết dễ chế biến
Canh thập cẩm cũng là món ngon ngày Tết dễ chế biến

2. Điểm tên những món mứt nổi tiếng 3 miền

Món ăn ngày Tết Việt Nam bên cạnh những món mặn truyền thống thì những món ăn ngọt, đặc biệt là những món mứt cũng góp phần tô điểm cho bức tranh ẩm thực ba miền sinh động hơn.

Mứt mận miết Bắc

Nhắc đến miền Bắc thì không nhắc đến mứt mận quả là thiếu xót. Mận được người dân miền Bắc sử dụng vào dịp Tết với mong muốn gia đình sung túc, hạnh phúc quanh năm. Ngoài ra, trái cây này còn biểu hiện cho sự may mắn, tài lộc dồi dào.

Bên cạnh những giá trị văn hóa tâm linh, mận Bắc là loại quả có rất nhiều dinh dưỡng, giàu chất xơ, không chất béo… giúp đẹp da, đẹp dáng. Với những lợi ích kể trên mà người dân ưu ái chọn loại quả này làm mứt vào dịp quan trọng nhất trong năm.

Cách làm mứt mận miền Bắc cho ngày Tết cũng khá đơn giản
Cách làm mứt mận miền Bắc cho ngày Tết cũng khá đơn giản

Cách chế biến món mứt này không hề phức tạp.

+ Bạn chỉ cần làm sạch mận, dùng dao khứa xung quanh quả mận, sau đó ngâm với nước muối để mận bớt chát.

+ Bạn ướp mận với đường và ủ trong tủ lạnh 7-10 tiếng.

+ Sau đó, bạn đun nước ướp mận đến khi sệt lại, sau đó cho mận đã ướp vào rim để mận ngấm đều đường.

+ Công đoạn cuối cùng là phơi mứt mận khoảng 5 tiếng và thưởng thức thành quả thôi nào.

Mứt gừng miền Trung

Nhắc đến miền Trung là nhắc đến mứt gừng, món mứt này có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: làm ấm người, tăng sức đề kháng, giảm ho. Vì vậy, cứ dịp xuân về, dưới cái lạnh lạnh của thời tiết, ngậm một miếng mứt gừng cũng đủ xua tan đi sự lạnh lẽo ở đây. Món ăn ngày Tết này chính là đặc sản của người dân miền Trung.

Mứt gừng chính là một trong những đặc sản của ngày Tết được ưa chuộng
Mứt gừng chính là một trong những đặc sản của ngày Tết được ưa chuộng

Cách chế biến món gừng cũng rất đơn giản.

+ Bạn chỉ cần chuẩn bị gừng tươi, đường kính, muối tinh và một quả chanh là đủ.

+ Gừng cạo vỏ, ngâm qua nước muối để bớt nồng.

+ Vắt một quả chanh vào nước đun sôi để luộc gừng, luộc khoảng 10 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.

+ Trôn gừng với đường từ 7-9 tiếng

+ Đảo gừng trên lửa lớn để lớp đường ướm bên ngoài gừng

+ Bước cuối cùng là để gừng nguội và thưởng thức

Mứt dừa miền Nam

Mứt dừa là món ăn đặc trưng của người dân miền Nam. Dịp Tết nào người dân cũng làm món này để tiếp đãi khách quý hoặc tặng cho bạn bè gần xa.

Chế biến món mứt dừa cũng khá đơn giản
Chế biến món mứt dừa cũng khá đơn giản

Nguyên liệu để làm món ngon ngày Tết này gồm có dừa non, đường, sữa, nước chanh.

+ Cắt cùi dừa thành những miếng vừa ăn, sau đó ngâm với nước chanh

+ Chần sơ cùi dừa qua nước sôi, sau đó rửa qua nước lạnh, để ráo nước.

+ Uớp cùi dừa với đường để trong khoảng 2 tiếng

+ Sên mứt dừa trên lửa lớn đến khi lớp đường đông lại, bám vào miếng dừa.

3. Những mẹo nấu ăn ngày Tết

Cách giúp củ kiệu, dưa muối thơm giòn

Bánh chưng ăn kèm củ kiệu, dưa muối là một trong các món ăn đãi khách ngày Tết phổ biến ở nước ta.

Vì vậy, để giữ cho củ kiệu giòn, bạn nên ngâm đường với củ kiệu trước khi muối. Bên cạnh đó, bạn nên phơi dưa muối và củ kiệu ngoài nắng để hai loại nguyên liệu này giòn hơn. Từ đó, giúp món ăn ngon hơn.

Luộc gà cũng đẹp mắt

Bạn nên cho một ít tiêu, vài củ hành tím và một ít muối trong lúc luộc để thịt gà ngon hơn, mềm hơn. Sau khi luộc xong, vớt gà ngâm từ 5-7 phút trong nước đá để thịt gà dai ngon hơn.

Biết cách luộc gà cúng sẽ giữ được độ ngon, dai của thịt gà
Biết cách luộc gà cúng sẽ giữ được độ ngon, dai của thịt gà

Khử mùi tanh của cá

Nhiều gia đình chọn chế biến các món từ cá để thay đổi danh sách các món ăn ngày Tết. Để cá không bị tanh, bạn nên ngâm cá với nước giấm, nước chanh, hoặc gừng từ 5-10 phút trước khi chế biến.

Hy vọng những mẹo trên đây sẽ giúp các bà nội trợ “thảnh thơi” hơn mỗi dịp xuân về.

Tết không chỉ là dịp đoàn tụ bên gia đình, thưởng thức những món ăn ngon. Đó còn là dịp mỗi người dân Việt Nam giữ gìn những bản sắc văn hóa dân tộc qua những món ăn ngày Tết. Bài viết mong rằng đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích liên quan đến ẩm thực của quê hương.