Hé lộ 6 lợi ích tuyệt vời của mướp đắng đối với sức khỏe

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là một thực phẩm đã quá quen thuộc với tất cả mọi người. Ngoài công dụng là một nguyên liệu để chế biến món ăn, mướp đắng còn mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Vậy mướp đắng có công dụng gì? Hãy cùng Organika Việt Nam khám phá những công dụng tuyệt vời của mướp đắng đối với sức khỏe. 

1. Thành phần dinh dưỡng có trong mướp đắng

Mướp đắng là một loại quả có vị đắng thuộc chi Momordica, tên khoa học là Momordica Charantia. Đây là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Đông Nam Á và có vị đắng đặc trưng. Ngoài công dụng là một nguyên liệu phổ biến trong các bữa cơm gia đình, mướp đắng còn tận dụng làm thuốc để cải thiện các vấn đề về sức khỏe. 

Mướp đắng là một thực phẩm yêu thích hàng đầu của nhiều người
Mướp đắng là một thực phẩm yêu thích hàng đầu của nhiều người

Sở dĩ, mướp đắng hữu ích với sức khỏe là nhờ vào hàm lượng calo thấp và Carbs thấp, cũng như nhiều chất xơ. Đồng thời, trong mướp đắng còn chứa nhiều hợp chất Phytochemical, là loại hợp chất thực vật rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng của mướp đắng sẽ tùy thuộc vào khẩu phần ăn và cách chế biến. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) trong một khẩu phần ăn mướp đắng nấu chín không thêm chất béo (tương đương 124g) sẽ chứa các hàm lượng dinh dưỡng sau: 

  • Lượng calo: 24
  • Chất béo: 0,2g
  • Natri: 392mg
  • Chất xơ: 2,5g
  • Đường: 2,4g
  • Chất đạm: 1g
  • Carbohydrate: 5,4g

2. Mướp đắng có công dụng gì?

Để thu về những lợi ích sức khỏe từ mướp đắng trước tiên bạn cần đảm bảo thực hiện đúng cách. Bạn có thể bổ sung mướp đắng trực tiếp vào chế độ dinh dưỡng, đem đi chế biến thành sinh tố hoặc sử dụng như một loại dược liệu trong bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe mà mướp đắng mang lại sức khỏe mà bạn nên biết:

2.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Đứng đầu danh sách lợi ích của mướp đắng đối với sức khỏe mà không phải ai cũng biết đó chính là hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả. Nguyên nhân là do thực phẩm này có khả năng làm giảm lượng đường trong máu bằng cách chuyển hóa Glucose. Vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể tận dụng mướp đắng chế biến thành sinh tố, uống đều đặn mỗi ngày để góp phần kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và theo dõi lượng đường huyết thường xuyên. 

Người bị tiểu đường nên bổ sung mướp đắng vào chế độ ăn uống thường xuyên để kiểm soát tốt bệnh
Người bị tiểu đường nên bổ sung mướp đắng vào chế độ ăn uống thường xuyên để kiểm soát tốt bệnh

2.2. Giảm Cholesterol 

Bên cạnh việc hữu ích đối với người bệnh tiểu đường, mướp đắng còn có khả năng làm giảm Cholesterol đáng kể. Từ đó, hạn chế được những vấn đề về tim mạch như đau tim, bệnh tim, thậm chí là đột quỵ. Khi nồng độ Cholesterol cao sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, để biết nồng độ Cholesterol có vượt ngưỡng an toàn thì cần tiến hành xét nghiệm mới có thể chẩn đoán. Đó chính là lý do mà bạn nên bổ sung mướp đắng vào chế độ ăn uống thường xuyên để kiểm soát tốt nồng độ Cholesterol và duy trì một sức khỏe tốt. 

2.3. Hỗ trợ giảm cân

Mướp đắng cũng nằm trong danh sách các thực phẩm ít calo và giúp tạo cảm giác no lâu đã trở thành thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn kiêng của nhiều người. Đặc biệt, trong mướp đắng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp duy trì năng lượng cần thiết cho cơ thể trong quá trình giảm cân. Đồng thời, còn góp phần hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả đối với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Mướp đắng là một thực phẩm không thể thiếu đối với những người đang trong quá trình giảm cân
Mướp đắng là một thực phẩm không thể thiếu đối với những người đang trong quá trình giảm cân

2.4. Phòng ngừa sỏi thận 

Một công dụng tuyệt vời của mướp đắng ít người biết là rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh sỏi thận bằng cách phá vỡ chúng một cách tự nhiên. Cùng với đó, mướp đắng còn có khả năng làm giảm nồng độ Axit – nguyên nhân chính dẫn đến hình thành sỏi thận. Bạn có hòa bột mướp đắng với nước để tạo thành trà thưởng thức mỗi ngày để góp phần phòng ngừa bệnh sỏi thận. Lưu ý, loại trà này sẽ có vị đắng nhưng hương vị hấp dẫn và không nên làm ngọt để tốt cho sức khỏe. 

2.5. Tăng khả năng miễn dịch 

Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ góp phần bảo vệ cơ thể khỏi những nguy cơ bệnh tật. Do đó, để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể thì chế độ ăn uống và sinh hoạt sẽ đóng vai trò quyết định. Bạn nên tích cực bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin C vào chế độ ăn uống và mướp đắng cũng không ngoại lệ. Trong mướp đắng có chứa những thành phần rất hữu ích cho việc phòng ngừa cảm lạnh hay các bệnh nhiễm trùng đường ruột. Chưa dừng ở đó, ăn mướp đắng thường xuyên còn phát huy hiệu quả loại bỏ nhiễm trùng nấm men một cách tự nhiên và làm giảm nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, cũng như khó tiêu.

Trong mướp đắng rất giàu Vitamin C sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
Trong mướp đắng rất giàu Vitamin C sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

 

2.6. Bổ gan 

Có rất nhiều cách để tăng cường sức khỏe gan, trong đó sử dụng mướp đắng cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn và đánh giá cao về hiệu quả. Đặc biệt, với những người bị xơ gan, viêm gan, táo bón thì không nên bỏ qua bài thuốc bổ gan có chiết xuất từ mướp đắng. Để thu về những lợi ích cho lá gan từ mướp đắng bạn có thể uống nước ép mướp đắng tối thiểu 1 lần/ngày. Đáng ngạc nhiên hơn là uống loại nước ép này thường xuyên còn làm giảm nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích. 

Ngoài những công dụng nổi bật nêu trên, mướp đắng còn có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tụy, hỗ trợ chuyển hóa Carbohydrate và làm đẹp da. 

Như đã nêu trên, mướp đắng là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Tuy nhiên, mướp đắng lại có nhiều dược tính nên không phù hợp sử dụng cho người huyết áp thấp, người mới thực hiện phẫu thuật, người có vấn đề về tiêu hóa và phụ nữ đang mang thai. Đồng thời, cũng không được quá lạm dụng vào mướp đắng để hạn chế các vấn đề về sức khỏe.