Tác hại của điện thoại đối với sự phát triển của trẻ
Trẻ em ngày nay gần như không thể rời khỏi điện thoại? Từ bữa ăn đến giờ đi ngủ, thiết bị này gần như không thể thiếu. Nhiều cha mẹ xem điện thoại như cách giúp con giải trí, là “người trông trẻ” hiệu quả. Nhưng liệu việc tiếp xúc nhiều với điện thoại có hại không? Hãy cùng tìm hiểu những tác hại của điện thoại đối với sự phát triển của trẻ.
Tác hại của điện thoại đối với sự phát triển của trẻ
Các thiết bị điện tử hỗ trợ trẻ trong việc học tập cũng như giải trí. Nhưng việc phụ thuộc vào điện thoại cũng không tốt cho quá trình phát triển của trẻ. Vậy lạm dụng điện thoại sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe trẻ em?
Đối với hệ thần kinh và não bộ
Sử dụng điện thoại có thể tác động tiêu cực đến não bộ và hệ thần kinh của trẻ. Trẻ em có cấu trúc não bộ chưa hoàn thiện. Khi tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử, có thể làm giảm sự tập trung và ghi nhớ. Ngoài ra, song điện thoại còn gây ảnh hưởng xấu đến trẻ em. Có thể kể đến như: bức xạ điện từ tác động đến não bộ, suy yếu tế bào thần kinh.
Nghiện điện thoại còn làm trẻ bị rối loạn giấc ngủ. Việc sử dụng điện thoại vào ban đêm làm ức chế sản xuất melatonin. Điều này khiến trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ do não không được nghỉ ngơi đầy đủ.

Tác hại của điện thoại đối với mắt
Các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh. Một loại ánh sáng có bước sóng ngắn có thể gây hại cho võng mạc của mắt. Khi trẻ sử dụng điện thoại trong thời gian dài, đặc biệt là ở khoảng cách gần, nguy cơ trẻ em bị cận thị sẽ rất cao.
Ngoài ra, việc dán mắt vào màn hình liên tục khiến trẻ dễ bị mỏi mắt, khô mắt, đau nhức mắt. Nhiều trẻ còn có thói quen sử dụng điện thoại trong điều kiện ánh sáng yếu, làm tăng nguy cơ tổn thương võng mạc. Để bảo vệ đôi mắt của trẻ, cha mẹ cần kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại. Ngoài ra, nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để giúp mắt điều tiết tốt hơn.

Làm tăng nguy cơ béo phì
Một trong những tác hại của việc sử dụng điện thoại quá nhiều là khiến trẻ em ít vận động. Từ đó làm tăng nguy cơ béo phì. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Khiến trẻ dễ mắc bệnh vặt hơn bình thường.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sử dụng điện thoại hơn 2 giờ mỗi ngày có nguy cơ thừa cân cao hơn so với những trẻ vận động thường xuyên. Ngoài ra, thói quen vừa ăn vừa xem điện thoại cũng khiến trẻ mất kiểm soát lượng thức ăn, dẫn đến nguy cơ rối loạn tiêu hóa và béo phì. Để hạn chế tình trạng này, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao. Đồng thời, giảm thời gian sử dụng điện thoại và hạn chế vừa xem điện thoại vừa ăn.
Ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ
Ngoài các tác hại trên, việc sử dụng điện thoại quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.Trẻ phụ thuộc vào điện thoại thường ít tương tác trực tiếp với cha mẹ và bạn bè. Dẫn đến hạn chế trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Điều này có thể làm chậm quá trình phát triển ngôn ngữ. Khiến trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc.
Ngoài ra, việc tiếp xúc quá nhiều với nội dung trên điện thoại, đặc biệt là video hoặc trò chơi, có thể làm giảm khả năng tập trung và ghi nhớ từ vựng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em dưới 5 tuổi nếu sử dụng điện thoại quá nhiều có thể bị chậm nói hoặc phát âm không chuẩn.

Lời khuyên cho bố mẹ có con cái đang sử dụng điện thoại nhiều
Việc sử dụng điện thoại mang lại nhiều tiện lợi cho bố mẹ. Nhưng nếu trẻ em tiếp xúc quá nhiều với thiết bị này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Từ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thị lực, cân nặng cho đến khả năng ngôn ngữ, tất cả đều có thể bị tác động tiêu cực. Cha mẹ cần giám sát thời gian sử dụng điện thoại của con, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất, giao tiếp xã hội để đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Việc giáo dục trẻ hợp lý sẽ giúp hạn chế những tác hại của điện thoại đối với sức khỏe của trẻ, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách tự nhiên, lành mạnh.