Thường xuyên chóng mặt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị
Bạn thường xuyên chóng mặt, thậm chí là mất thăng bằng. Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe như rối loạn tiền đình, thiếu máu hay bệnh lý tim mạch. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.
Vậy thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và làm sao để cải thiện? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thường xuyên chóng mặt là bệnh gì?
Chóng mặt không phải là một bệnh, mà là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Khi chóng mặt, cơ thể bị mất thăng bằng, đầu óc quay cuồng, đứng không vững. Thậm chí có cảm giác như mọi thứ xung quanh đang xoay tròn. Nếu triệu chứng chóng mặt thường xuyên xảy ra mà không rõ nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như: rối loạn tiền đình, thiếu máu, bệnh lý tim mạch, căng thẳng, stress kéo dài,… và một số nguyên nhân khác.

Triệu chứng chóng mặt thường xuyên
Triệu chứng chóng mặt thường xuyên rất đa dạng và theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là ba nhóm chính mà bạn có thể gặp phải:
– Chóng mặt kiểu xoay vòng: Cảm giác như mọi thứ xung quanh đang di chuyển, quay cuồng. Ngay cả khi bạn đang đứng yên, kèm theo buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều.
– Chóng mặt kiểu choáng váng: Cảm thấy nhẹ đầu, mất phương hướng trong thời gian ngắn. Thường xuất hiện khi đứng lên quá nhanh hoặc sau khi thiếu ngủ, đói bụng.
– Chóng mặt kiểu mất thăng bằng khi di chuyển: Cảm giác bước đi loạng choạng, dễ ngã, khó kiểm soát cơ thể. Đi kèm với cảm giác nặng đầu, chân tay yếu.
Nhận biết đúng triệu chứng chóng mặt giúp bạn xác định rõ nguyên nhân và có cách chữa trị thích hợp.
Nguyên nhân bị chóng mặt thường xuyên
Hiện tại, có hai nhóm chính gây ra tình trạng thường xuyên chóng mặt. Đó là chóng mặt ngoại biên và chóng mặt trung ương.
Chóng mặt ngoại biên
Chóng mặt ngoại biên là loại chóng mặt thường hay gặp nhất, xảy ra khi hệ thống tiền đình trong tai trong bị rối loạn. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể:
– Rối loạn tiền đình: Gây ra cảm giác quay cuồng, hoa mắt, hoặc bị mất thăng bằng.
– Bệnh Meniere: Rối loạn tai trong gây chóng mặt kéo dài, ù tai và giảm thính lực.
– Chóng mặt kịch phát lành tính theo tư thế: Xuất hiện khi thay đổi tư thế đột ngột, thường gặp ở những người lớn tuổi.
– Do các bệnh ngoại vi khác gây ra như: Viêm tai trong, tế bào lông bị thoái hóa, viêm dây thần kinh số VIII,…
Chóng mặt trung ương
Khác với chóng mặt ngoại biên, chóng mặt trung ương là do những tổn thương trong chính não bộ gây ra. Một số nguyên nhân gây nên:
– Thiếu máu não: Khi máu không cung cấp đủ oxy lên não, gây chóng mặt, mất thăng bằng hoặc tê bì chân tay.
– Đau nửa đầu tiền đình: Thường gặp ở những người trẻ tuổi, chóng mặt đi kèm đau đầu, đau kiểu mạch đập.
– Khối u não: Chóng mặt kéo dài kèm theo đau đầu, mờ mắt và yếu cơ.
Các yếu tố khác gây nên hiện tượng chóng mặt thường xuyên
Ngoài hai nhóm trên, một số vấn đề về sức khỏe khác cũng có thể gây chóng mặt kéo dài. Chẳng hạn như: huyết áp thấp, mất nước, hay căng thẳng, lo âu trong thời gian dài.

Cách chữa trị chóng mặt hiệu quả
Trong một số trường hợp, tình trạng chóng mặt có thể tự cải thiện mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, với những người bị chóng mặt thường xuyên, kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm, việc điều trị là cần thiết để kiểm soát bệnh!
Cách trị chóng mặt buồn nôn tại nhà
Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt:
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm triệu chứng thường xuyên chóng mặt. Vì thế, nên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin B, vitamin C, vitamin D, magie và chất sắt để cải thiện triệu chứng chóng mặt. Ngoài ra, hãy uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để tránh cơ thể bị mất nước.

Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng:
Thiếu ngủ hoặc căng thẳng kéo dài có thể làm chóng mặt xảy ra thường xuyên hơn. Hãy đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm và hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ. Ngoài ra, thực hành thêm các phương pháp thư giãn như thiền hoặc hít thở sâu để kiểm soát căng thẳng.
Thực hiện các bài tập hỗ trợ tuần hoàn máu:
Áp dụng một số bài tập nhẹ nhàng như xoay cổ, nghiêng đầu, yoga hoặc chạy bộ,… Điều đó sẽ giúp cải thiện khả năng thăng bằng và tuần hoàn máu não, làm giảm triệu chứng chóng mặt thường xuyên.
Kết hợp viên uống Organika Super IQ:
Ngoài ra, việc bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Organika Super IQ sẽ giúp tăng cường chức năng não bộ. Đồng thời, cải thiện tuần hoàn máu não, làm giảm nguy cơ rối loạn tiền đình. Đây là lựa chọn hữu ích giúp kiểm soát tình trạng chóng mặt tốt hơn.

Khi nào cần đi thăm khám bác sĩ?
Cách chữa bệnh chóng mặt tại nhà chỉ áp dụng cho một số trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng nặng hơn, hãy đến bệnh viện ngay để thăm khám:
– Chóng mặt kéo dài trên một tuần mà không thuyên giảm.
– Chóng mặt kèm theo đau đầu dữ dội, nhìn mờ, mất thăng bằng hoặc ngất xỉu.
– Cảm giác chân tay rã rời hoặc tê bì một bên cơ thể.
Khi đó, dựa vào triệu chứng chóng mặt, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như: Kiểm tra tiền đình, chụp MRI, CT não để phát hiện các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thừa thiếu vi chất, thiếu máu,…
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ về triệu chứng thường xuyên chóng mặt, nguyên nhân và cách chữa trị. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sản phẩm Organika Super IQ để hỗ trợ tuần hoàn não và giảm chóng mặt hiệu quả. Nếu triệu chứng kéo dài, hãy đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn kịp thời. Hãy luôn chăm sóc sức khỏe để có cuộc sống tràn đầy năng lượng nhé!