Mất ngủ thường xuyên là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Bạn thường xuyên bị mất ngủ dù cơ thể đã mệt mỏi, kiệt sức? Cố gắng chợp mắt, nằm trằn trọc hàng giờ nhưng vẫn không thể ngủ được? Tình trạng mất ngủ thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không điều trị kịp thời, thường xuyên bị mất ngủ sẽ kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vậy mất ngủ thường xuyên là bệnh gì? Đâu là nguyên nhân gây mất ngủ và cách điều trị chứng mất ngủ là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mất ngủ thường xuyên là bệnh gì?
Bị mất ngủ thường xuyên là tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài, khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ. Nếu ngủ được thì cũng không thể ngủ sâu giấc, ngủ chập chờn, dễ thức giấc và không ngủ lại được. Nếu tình trạng mất ngủ thường xuyên xảy ra thì đây không chỉ là do căng thẳng hay do thói quen sinh hoạt. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn như trầm cảm, viêm mũi dị ứng, bệnh tuyến giáp, hoặc trào ngược dạ dày.
Vậy nên, nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, hãy chủ động thăm khám để điều trị kịp thời. Dồng thời, tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sức khỏe.

Những nguyên nhân gây mất ngủ thường xuyên
Nguyên nhân gây mất ngủ xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau. Có thể đến từ lối sống thiếu lành mạnh, vấn đề về tâm lý hoặc bệnh lý.
Áp lực trong cuộc sống và công việc
Cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả, với guồng quay công việc bận rộn khiến nhiều người trong trạng thái căng thẳng, lo âu. Những áp lực vô hình này lâu ngày dẫn đến tình trạng thường xuyên bị mất ngủ. Vào ban đêm, nếu não bộ hoạt động quá mức sẽ làm giấc ngủ bị gián đoạn và gây mệt mỏi vào hôm sau.
Sử dụng chất kích thích
Nhiều người có thói quen tiêu thụ cà phê, nước ngọt, thuốc lá hay rượu bia trước khi đi ngủ. Đây là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ thường xuyên. Các chất kích thích này có thể khiến hệ thần kinh trung ương hưng phấn, làm tăng nhịp tim và gây ra khó ngủ.

Lạm dụng thuốc tây
Sử dụng quá nhiều thuốc ngủ, thuốc an thần,… trong thời gian dài sẽ làm giảm hiệu quả thuốc và gây rối loạn giấc ngủ. Nếu ngưng dùng đột ngột, sẽ gặp tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu và thức giấc giữa đêm.
Bệnh lý mạn tính
Các bệnh lý như viêm khớp, tim mạch, trào ngược dạ dày, hoặc bệnh tuyến giáp đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Những cơn đau nhức, khó thở hay tiểu đêm sẽ khiến người bệnh dễ thức giấc và khó ngủ lại.
Triệu chứng mất ngủ thường xuyên
Dưới đây là những triệu chứng mất ngủ thường xuyên mà nhiều người gặp phải.
Khó ngủ:
Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh mất ngủ. Khi đi ngủ, người bệnh sẽ rất khó vô giấc, nằm trằn trọc, trở mình nhiều lần nhưng không thể ngủ được.
Thức giấc giữa đêm:
Thường xuyên thức giấc vào giữa đêm, khiến chất lượng giấc ngủ bị suy giảm, ngủ không ngon và không sâu giấc. Tỉnh giấc nhiều lần khiến cơ thể bị mệt mỏi và tinh thần sa sút.
Đau đầu, mệt mỏi:
Bị mất ngủ thường xuyên gây ra tình trạng đau đầu, mệt mỏi và uể oải. Nếu mất ngủ này kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây hại đến sức khỏe.
Suy giảm trí nhớ, mất tập trung:
Khi mất ngủ, não bộ không có đủ thời gian để phục hồi, dẫn đến suy giảm ghi nhớ, hay quên và khó tập trung trong công việc. Đây là một trong những triệu chứng mất ngủ dễ nhận thấy, đặc biệt là ở những người trẻ.

Cách điều trị mất ngủ hiệu quả
Bị mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại sức khỏe. Tuy nhiên, nếu có phương pháp điều trị mất ngủ kịp thời và phù hợp, chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện được chất lượng giấc ngủ.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống đầy đủ chất sẽ giúp cải thiện giấc ngủ đáng kể. Nên bổ sung một số loại thực phẩm có chứa tryptophan, melatonin và magie như việt quốc, hạnh nhân, óc chó để nâng cao chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, không nên ăn quá no, hoặc ăn các món có nhiều dầu mỡ, cay, nóng trước khi đi ngủ.
>>> Xem thêm: Bật mí những món ăn chữa mất ngủ dễ chế biến
Tập thể dục thể thao thường xuyên
Mỗi ngày dành ít nhất 30 phút để tập luyện thể dục thể thao. Một số bài tập có thể thực hiện là chạy bộ, yoga, bơi lội,… Các bài tập này giúp cơ thể giải phóng endorphin, hormone tạo cảm giác hạnh phúc, đồng thời mang lại giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Tránh xa các chất kích thích
Không nên lạm dụng quá nhiều chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,… Những chất này dễ làm hệ thần kinh bị kích thích và gây ra tình trạng thường xuyên bị mất ngủ. Vì vậy, để có giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn có thể sử dụng thêm các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà hoa oải hương,…
Kết hợp sử dụng Organika Bedtime
Ngoài việc duy trì lối sống lành mạnh. Bạn có thể kết hợp thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Organika Bedtime. Đây là giải pháp mang lại một giấc ngủ ngon, êm và sâu giấc. Sản phẩm hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, ngủ chập chờn và thức giấc giữa đêm. Mỗi ngày uống 2 viên trước khi ngủ từ 30 – 45 phút để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Nếu mất ngủ thường xuyên không được điều trị kịp thời, sẽ gây ra các vấn đề có hại đến sức khỏe. Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe và tinh thần. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải chứng mất ngủ, thì đừng chủ quan. Hãy đến bệnh viện thăm khám để có phương pháp điều trị sớm nhất!